Quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ chăn nuôi của Chính phủ và Nhà nước? Một số chính sách hỗ trợ chăn nuôi cụ thể?
Chăn nuôi là một bộ phận chính của nông nghiệp, tầm quan trọng của chăn nuôi đối với đời sống cũng như phát triển kinh tế xã hội là điều hiển nhiên. Hiện nay, ở Việt Nam chăn nuôi thường được tổ chức dưới dạng hộ gia đình nhỏ lẻ, rất ít các trang trại có quy mô lớn. Để phát triển ngành chăn nuôi nói riêng cũng như nông nghiệp nói chung, Nhà nước và Chính phủ đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho hoạt động chăn nuôi.
Tổng đài Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ chăn nuôi của Chính phủ và Nhà nước:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Chăn nuôi năm 2018 thì Nhà nước sẽ cung cấp ngân sách hỗ trợ cho các hoạt động sau:
“a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có tính đột phá trong chăn nuôi; nhập khẩu và nuôi giữ giống gốc;”
Ứng dụng công nghệ trong tất cả các ngành nghề và chăn nuôi cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng khoa học công nghệ sẽ không giới hạn ở một khía cạnh nào của chăn nuôi mà nó sẽ được áp dụng trong tất cả các hoạt động. Từ nguồn gen, chọn giống, quá trình nuôi vật nuôi, chăm sóc,… Đây là điều vô cùng cần thiết, bởi lẽ xã hội là những thay đổi không ngừng với những tiến bộ vượt bậc, chăn nuôi truyền thống khó có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại nên chăn nuôi theo hướng hiện đại hóa là điều cần thiết. Tuy nhiên, chi phí để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng chăn nuôi theo hướng hiện đại không phải là nhỏ. Nhà nước sẽ có chính sách trong hoạt động này như việc dùng ngân sách cho việc đào tạo, nghiên cứu; hay dùng ngân sách để hỗ trợ những đơn vị, cá nhân ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ vào trong chăn nuôi,…. Chính sách này vừa tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu, vừa khuyến khích cho các cơ sở chăn nuôi áp dụng khoa học và công nghệ vào trong chăn nuôi.
“Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; xử lý môi trường chăn nuôi; phát triển các mô hình thực hành chăn nuôi tốt; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;”
Dịch bệnh luôn là mối lo của chăn nuôi, khi có dịch bệnh tại một điểm thì dễ có thể lan truyền tới mọi nơi. Khi dịch bệnh đi qua để lại hậu quả nặng nề, thường là chết hết các vật nuôi hoặc sản phẩm của chăn nuôi không đảm bảo,…Do đó, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là điều cần thiết, chính sách của Nhà nước đó chính là dùng ngân sách để hỗ trợ cho hoạt động xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, tức giảm thiểu các khả năng nhiễm bệnh của vật nuôi cũng như đủ điều kiện để ứng phó khi có dịch bệnh xuất hiện, không để lây lan rộng.
Bên cạnh đó vì xử lý môi trường chăn nuôi cũng là điều quan trọng. Nguồn chăn nuôi có tốt thì mới hạn chế được dịch bệnh cũng như đảm bảo ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất thải, mùi… từ hoạt động chăn nuôi,… Nhà nước xây dựng chính sách để hỗ trợ cho hoạt động xử lý môi trường, giảm những tác hại từ chất thải do chăn nuôi cũng như đảm bảo vệ sinh cho cơ sở chăn nuôi. Hay để đảm cho đời sống dân cư thì Nhà nước cũng sẽ dùng ngân sách để hỗ trợ cho việc di dời cơ sở chăn nuôi khỏi khu dân cư khi không được phép chăn nuôi,…
“c) Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề trong hoạt động chăn nuôi, khuyến nông chăn nuôi, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn;”
Nhân lực cho hoạt động là điều vô cùng quan trọng. Nếu như tiến hành ứng dụng khoa học và công nghệ vào chăn nuôi mà người làm việc trong lĩnh vực chăn nuôi không đủ điều kiện, trình độ thì việc ứng dụng đó không có hiệu quả. Do đó, đầu tư để phát triển lực lượng làm trong lĩnh vực chăn nuôi là điều vô cùng cần thiết. Vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,… là những vùng được ưu tiên cho việc đào tạo nhân lực cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc ưu tiên này vừa giúp nâng cao trình độ của người dân cùng như phục vụ cho mục đích xóa đói, giảm nghèo cho bà con nơi đây khi họ có kiến thức, cơ sở vật chất thì hoạt động chăn nuôi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
“d) Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi quốc gia; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá để quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;”
Hoạt động chăn nuôi gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, chính sách hỗ trợ của Nhà nước được dùng để phát triển các sản phẩm chăn nuôi quốc gia cũng như các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó thì việc cung ứng, chế biến các sản phẩm từ hoạt động chăn nuôi cũng vô cùng quan trọng, do đó, ngân sách cũng được dùng để phục vụ cho việc phát triển việc chế biến, cung ứng như hoạt động giết mổ, chợ đầu mối, quảng bá, xúc tiến thương mại,…
“đ) Hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, phục hồi giống vật nuôi sau thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.”
Chính sách này được áp dụng khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra để hỗ trợ những đơn vị chăn nuôi. Như ở trên đã viết, khi có dịch bệnh xảy ra, người chăn nuôi gần như mất trắng vật nuôi, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hỗ trợ cho người chăn nuôi giảm bớt những thiệt hại về kinh tế. Hay sau thiên tai thì vật nuôi cũng như cơ sở vật chất bị thiệt hại nặng nề, ngân sách nhà nước sẽ được dùng cho các trường hợp này. Ví dụ như dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở nước ta vào năm 2019 – 2020 đã gây thiệt hại nặng cho các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi lợn, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình có lợn bị mắc bệnh, chết.
2. Một số chính sách hỗ trợ chăn nuôi cụ thể:
Chính phủ đã ban hành các quyết định khác nhau về chính sách hỗ trợ cho hoạt động chăn nuôi cho các giai đoạn khác nhau, tiêu biểu để hỗ trợ cho hoạt động chăn nuôi giai đoạn 2015-2020 thì Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ- TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 Quyết định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả nông hộ giai đoạn năm 2015-2020.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa ban hành quyết định về chính sách hỗ trợ về hoạt động chăn nuôi nào trong giai đoạn hiện nay hay trong thời gian tới. Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số chính sách được thể hiện trong Quyết định số 50/2014/QĐ- TTg.
Trong Quyết định số 50/2014/QĐ- TTg đã quy định chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm (không bao gồm các hộ gia đình chăn nuôi gia công). Các hộ gia đình này thường có quy mô nhỏ lẻ, số lượng vật nuôi ít, thuộc tất cả các địa phương trên toàn quốc. Việc hỗ trợ này nhằm giúp các hộ gia đình giảm bớt một phần chi phí cho hoạt động chăn nuôi, đồng thời cũng tạo khuyến khích đối với các hộ gia đình khác thực hiện hoạt động chăn nuôi.
Một số chính sách hỗ trợ bao gồm:
– Hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò;
Hoạt động hỗ trợ này được áp dụng với các hộ gia đình nuôi lợn nái, trâu, bò cái sinh sản. Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc mua liều tinh cho các hộ gia đình thực hiện phối giống nhân tạo cho vật nuôi.
– Hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị;
Nội dung chính sách này được áp dụng đối với các hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.
– Hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi;
Chính sách này được áp dụng để xây công trình khí sinh học xử lý các chất thải chăn nuôi và đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Chính sách áp dụng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, có vốn ít nên việc xây các công trình này sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền, chính sách hỗ trợ giảm bớt kinh phí cho hoạt động xây này.
Chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc:
– Hỗ trợ đào tạo, tập huấn;
Chương trình đào tạo, tập hoán này được thực hiện đối với các cá nhân thực hiện kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc. Mức hỗ trợ là 100% kinh phí đào tạo, tập huấn.
– Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc.
Có thể nói Quyết định số 50/2014/QĐ- TTg đã tập trung hỗ trợ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với khâu chọn giống, xây dựng cơ sở vật chất để xử lý chất thải. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng với việc chăn nuôi của các hộ gia đình.