Việc ban hành các quy định về giám hộ đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Trong nhiều trường hợp phức tạp khi xác định người giám hộ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải cử, chỉ định người giám hộ. Vậy cử, chỉ định người giám hộ là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về cử, chỉ định người giám hộ:
1.1. Cử, chỉ định người giám hộ là gì?
Pháp luật Việt Nam quy định, cử, chỉ định người giám hộ hiểu một cách đơn giản là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cụ thể như là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ, cơ quan
1.2. Những trường hợp phải cử, chỉ định người giám hộ:
Pháp luật quy định, những trường hợp được quy định cụ thể dưới đây thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải thực hiện việc cử, chỉ định người giám hộ cho các đối tượng được giám hộ.
– Đối với trường hợp các chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên.
+ Đối với trường hợp các chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ phải có trách nhiệm cử người giám hộ cho các đối tượng này.
+ Trong trường hợp khi có các tranh chấp xảy ra giữa những người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì cơ quan
+ Còn đối với trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của các chủ thể này.
– Đối với trường hợp người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do cơ quan Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ sau đây trừ các trường hợp khi các chủ thể này có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đã chọn được người giám hộ cho mình:
+ Đối với trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
+ Đối với trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
+ Còn đối với trường hợp các chủ thể là người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
+ Trong trường hợp nếu không có người giám hộ theo quy định cụ thể bên trên, cơ quan Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ cho các đối tượng này.
Cũng cần lưu ý rằng, việc cử hay chỉ định người giám hộ cần phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ nhằm để các chủ thể này có thể hiểu được quyền hạn cũng như nghĩa vụ của mình trong việc giám hộ đối với các chủ thể là người được giám hộ, nhằm tránh các trường hợp các chủ thể là người được cử, chỉ định làm giám hộ phải chịu trách nhiệm giám hộ ngoài ý muốn nguyện vọng của họ.
Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong biên bản cần phải ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay, việc ban hành các quy định cụ thể về những trường hợp phải cử, chỉ định người giám hộ đã góp phần quan trọng bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các chủ thể được giám hộ.
2. Quy định của pháp luật về cử, chỉ định người giám hộ:
Theo Điều 54
“1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
3. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
Ta nhận thấy, theo quy định tại khoản 1 Điều 54
Theo quy định của pháp luật dân sự, đối với trường hợp các chủ thể là người chưa thành niên được quy định cụ thể tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ sẽ có trách nhiệm cử người giám hộ theo đúng quy định của pháp luật.
Nơi cư trú của các chủ thể là người được giám hộ theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật dân sự năm 2015 là nơi cư trú của người giám hộ. Người giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Nơi cư trú của cá nhân được quy định tại khoản 1, 2 Điều 40 Bộ luật dân sự năm 2015 là nơi các chủ thể thường xuyên sinh sống hoặc là nơi người đó đang sinh sống.
Như vậy, ta nhận thấy, khi có các tranh chấp về việc cử người giám hộ xảy ra giữa cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú thì cơ quan Tòa án sẽ có trách nhiệm chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên quy định cụ thể tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên.
Theo khoản 1 Điều 54 Bộ Luật dân sự năm 2015, khi Tòa án ra quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định như sau:
Đối với các chủ thể có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên bởi vì tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự bị cơ quan Tòa án ra quyết định tuyên bố các đối tượng này này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật dấn sự năm 2015, đối với trường hợp cơ quan Tòa án tuyên bố một chủ thể cụ thể là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì cơ quan Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ cho họ trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật dấn sự năm 2015.
Còn đối với trường hợp các chủ thể không có người giám hộ theo quy định tại Điều 53 của Bộ luật dấn sự năm 2015 thì Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục Tòa án chỉ định người giám hộ khi có tranh chấp xảy ra giữa những người giám hộ được quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật dân sự năm 2015 về người giám hộ hoặc khi có tranh chấp về việc cử người giám hộ. Pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể Tòa án nơi người được giám hộ đăng ký thường trú hay Tòa án nơi người được giám hộ đang sinh sống có thẩm quyền chỉ định người giám hộ nếu như người được giám hộ đăng ký thường trú một nơi nhưng sinh sống một nơi. Pháp luật dân sự Việt Nam cần sớm hoàn thiện quy định về cử, chỉ định người giám hộ để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể được giám hộ cũng như các chủ thể là người giám hộ.
3. Thủ tục cử người giám hộ yêu cầu:
Thủ tục cử người giám hộ yêu cầu được quy định cụ thể như sau:
– Việc cử người giám hộ yêu cầu cần lập thành văn bản ghi rõ: lý do cử người giám hộ; quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ; tình trạng tài sản của người được giám hộ.
– Việc cử người giám hộ yêu cầu cần phải được sự đồng ý của người được cử theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, các quy định về việc cử người giám hộ đã được nêu rõ trong Bộ Luật dân sự năm 2015. Việc cử người giám hộ yêu cầu phải được lập thành văn bản bởi vì người giám hộ thực hiện các công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người được giám hộ, việc ghi rõ ràng bằng văn bản giúp các bên có căn cứ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Quy định này đã góp phần bảo vệ người được giám hộ.