Hiện nay, việc bảo vệ môi trường được biết đến như một trong những vấn đề quan trọng được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Đánh giá môi trường chiến lược được xem dưới góc độ pháp lý được biết đến như là một công cụ hữu hiệu nhằm mục đích mang lại có con người một cuộc sống an toàn, tốt đẹp và trong sạch hơn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là gì?
- 2 2. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
- 4 4. Một số quy định về thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
1. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là gì?
Đánh giá môi trường chiến lược dưới góc độ pháp lý được hiểu là việc các chủ thể thực hiện việc phân tích, dự báo các tác động liên quan đến môi trường của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để tư đó đưa ra các giải pháp nhằm mục đích giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được lập ra để báo cáo về việc đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Mẫu là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để xem xét về vấn đề thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin báo cáo đánh giá…
2. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(1)
——-
Số: …
V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2)
(Địa danh), ngày… tháng… năm…
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là (1), là cơ quan lập (2) thuộc mục … Phụ lục I Nghị định số /2019/NĐ-CP ngày tháng năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. (2) thuộc thẩm quyền phê duyệt của (4).
Địa chỉ liên hệ của (1): ….
Điện thoại: …..;Fax: …..;E-mail: ……
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
– Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
– Chín (09) bản dự thảo (2).
Chúng tôi cam kết và bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2).
Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(5)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
(1) Tên gọi Bộ/UBND cấp tỉnh được giao nhiệm vụ lập chiến lược, quy hoạch;
(2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch;
(3) Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
(4) Cơ quan phê duyệt chiến lược, quy hoạch;
(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan lập chiến lược, quy hoạch.
4. Một số quy định về thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
4.1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:
Các nhóm chiến lược, quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm các đối tượng sau đây:
– Thứ nhất, chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế.
– Thứ hai, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của các cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
– Thứ ba, các chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp.
– Thứ tư, các chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ hai tỉnh trở lên.
– Thứ năm, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường.
– Cuối cùng là điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các đối tượng nêu trên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nêu trên phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
4.2. Lợi ích của đánh giá môi trường chiến lược:
Đánh giá môi trường chiến lược có một số những lợi ích cụ thể như sau:
– Đánh giá môi trường chiến lược giúp làm giảm chi phí do đánh giá môi trường chiến lược là công cụ để sớm loại bỏ được các dự án phát triển không khả thi mà sau đó có thể sẽ bị bác bỏ do các nguyên nhân về môi trường.
– Đánh giá môi trường chiến lược còn giúp tiết kiệm được thời gian do đánh giá môi trường chiến lược là một công cụ được sử dụng với mục đích để sớm giải quyết được các xung đột xảy ra trong thực tế.
– Đánh giá môi trường chiến lược giúp nâng cao được sự tin cậy của công chúng đối với quá trình xây dựng và quá trình ra quyết định. Khi được thực hiện tốt, đánh giá môi trường chiến lược còn có thể giúp huy động được sự hỗ trợ của các bên liên quan chủ chốt trong việc thực hiện các CKQ.
– Đánh giá môi trường chiến lược nâng cao được chất lượng của việc ra quyết định của các CKQ. Quan điểm phát triển bền vững được xác định là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững thông qua tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
– Đánh giá môi trường chiến lược còn là một trong những công cụ quan trọng giúp con người mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn mà không gây tác động đến môi trường sinh thái. Chỉ với chí phí nhỏ nhưng mang lại một lợi ích lớn.
– Bản chất của việc đánh giá môi trường chiến lược là việc thực hiện đánh giá, xác định hiệu quả của các chính sách, kế hoạch và chương trình trên cơ sở lợi ích lâu dài của đất nước và xã hội.
4.3. Trình tự thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:
Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc qua bưu điện) tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) – lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
+ Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và
– Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình UBND thành phố phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do.
– Bước 3: Trả kết quả
Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhânnộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhậnhồ sơ và trả kết quả giải quyếtTTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường – 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Thành phần hồ sơ:
– Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1
– Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và chín (09) bản dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Hình thức trang bìa, phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.2 và 1.3
Thời hạn giải quyết:
Thời hạn thẩm định không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo kết luận của Hội đồng thẩm định tại phiên họp chính thức.
Thời hạn cơ quan thẩm định ĐMC báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về kết quả thẩm định báo cáo ĐMC là mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã hoàn chỉnh trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến hội đồng thẩm định.