Những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong doanh nghiệp. Quy định về giao kết hợp đồng lao động với nhân viên và giám đốc của công ty.
Những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong doanh nghiệp. Quy định về giao kết
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Luật Sư: công ty của tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do vợ làm giám đốc, chồng làm tài xế không hưởng lương nên chưa có hợp đồng lao động cũng như bảo hiểm xã hội, giờ muốn thuê thêm nhân viên thì ngoài việc làm hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, tôi có phải làm hợp đồng cho chồng tôi và đóng bảo hiểm xã hội cho 2 vợ chồng tôi không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định của pháp luật về lao động thì hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật dân sự 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động như sau:
"Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động…"
Theo đó, nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động thuộc về cả người lao động và người sử dụng lao động, pháp luật quy định trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động được giao kết có thể là một trong các loại hợp đồng như: hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty của bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bạn là giám đốc, chồng bạn là tài xế làm việc nhưng không hưởng lương. Như vậy chồng bạn vẫn là một lao động của công ty bạn và theo quy định của pháp luật giao kết hợp đồng là nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. Do đó, bạn vẫn phải giao kết hợp đồng lao động với chồng bạn, và đó cũng là căn cứ để tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau:
"3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Theo đó, một cá nhân hoặc pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định trên thì bạn là Giám đốc (là chủ sở hữu của công ty) nên không thể trong hợp đồng lao động mà bạn giao kết giám đốc vừa là người sử dụng lao động vừa là người lao động được.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về bảo bảo hiểm xã hội: 1900.6568
Căn cứ theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
…
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;"
Theo đó, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc bao gồm: người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động hoặc người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương,…
Do đó, người lao động tham gia lao động tại công ty bạn theo một trong các loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay có xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ o1 tháng đến dưới 03 tháng thì đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Công ty phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho toàn bộ nhân viên được ký kết hợp đồng lao động với công ty trong đó có chồng bạn. Bạn vẫn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với tư cách là người quản lý của công ty nếu bạn có hưởng lương.