Công trình có hạn mức đầu tư bao nhiêu phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật? Quản lý chi phí đầu tư đối với công trình có hạn mức đầu tư lớn. Các ông trình không cần phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật?
Hạn mức đầu tư bao nhiêu phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật? Giá trị trình thẩm định dưới 15 tỷ có cần phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật không? Các trường hợp xây dựng nhà ở, xây dựng thi công biển quảng cáo có cần phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng không?
Mục lục bài viết
1. Phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hay chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật?
Tóm tắt câu hỏi:
Mình đang làm công trình xây dựng sử dụng vốn khác có tổng mức đầu tư theo Quyết định phê duyệt chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh là 52 tỷ. Trong đó giá trị trình thẩm định chỉ là 14,7 tỷ (Chủ đầu tư giải thích là phần còn lại dành cho phần công nghệ). Vậy xin hỏi công trình trên phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hay chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật?
Luật sư – Chuyên gia
Luật sư tư vấn:
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Điều 52 Luật xây dựng 2014, các dự án phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật gồm:
– Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
– Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Các dự án phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi được xem xét theo quy định tại Điều 9 Nghị định 59/2015/NĐ-CP gồm:
– Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
– Dự án đối tác đầu tư công
– Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp
– Dự án nhóm A, dự án quan trọng quốc gia
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1,
Như vậy, sau khi trừ phần thiết kế công nghệ, tổng mức đầu tư đối với hạng mục công trình này của đơn vị bạn là 14,7 tỷ thuộc công trình chỉ cần lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
2. Các công trình không cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Luật sư cho em hỏi là trong Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định các công trình chỉ cần lập BCKTKT gồm:
– Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
– Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Vậy cho em hỏi là những công trình nào không phải lập BC KTKT (văn bản nào quy định?), những công trình khác là bao gồm những công trình nào? Em xây dựng nhà hàng vốn tư nhân có phải lập BCKTKT không? Khi xây dựng không có phép thì bị phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật xây dựng 2014 quy định về những dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật gồm: công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo và công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định. Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP gồm:
– Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
– Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Về “những công trình khác do Chính phủ quy định” thì đây là quy định mang tính phòng ngừa nếu tương lai có phát sinh các dự án, công trình khác mà nhà nước muốn điều chỉnh thì có thể đề nghị ban hành văn bản quy phạm bổ sung còn hiện nay vẫn chưa có bất kì văn bản nào hướng dẫn về các trường hợp khác chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Về việc bạn xây dựng nhà hàng với vốn tư nhân, nếu tổng mức đầu tư của bạn có giá trị dưới 15 tỷ đồng thì sẽ chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, trên 15 tỷ đồng thì bạn sẽ phải lập báo cáo khả thi, không lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Do bạn chưa nói cụ thể công trình của bạn có phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hay không? Hay lập báo cáo khả thi? Tùy từng hành vi vi phạm sẽ có mức xử phạt hành chính tương ứng, do đó bạn có thể tham khảo quy định tại
3. Xây dựng công trình biển hiệu có phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật?
Tóm tắt câu hỏi 3:
Tôi là chủ kinh doanh buôn bán xe ô tô, tôi có dựng 01 biển hiệu cửa hàng diện tích 30m2 vào nhà ở có sẵn.
Theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 52 Luật xây dựng 2014 quy định:
“3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau: a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định. 4. Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)”
Cho hỏi trường hợp xây dựng công trình biển hiệu trên có thuộc trường hợp lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật hay không?
Luật sư tư vấn dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:1900.6568
Luật sư tư vấn:
Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định các dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
– Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
– Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Theo quy định Luật xây dựng 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì công trình xây dựng biển hiệu của anh không phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Khi bạn làm biển hiệu cửa hàng bạn phải thực hiện các quy định tại Luật quảng cáo 2012.
Khoản 2 Điều 31 Luật quảng cáo 2012 quy cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo như sau:
“2. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:
a) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
b) Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;”
như vậy, nếu biển hiệu quảng cáo này của anh có diện tích một mặt trên 20 m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn thì anh phải xin giấy phép quảng cáo.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
– Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
– Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;
– Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
Ngoài ra, anh cần tham khảo thêm các quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với biển hiệu, bảng quảng cáo đặt trên vỉa hè trong đô thị tại Thông tư 19/2013/TT-BXD.