Chứng thực? Lệ phí chứng thực?
Ngày nay, hoạt động chứng thực trở nên rất phổ biến. Chứng thực là việc mà có lẽ hầu hết mọi công dân Việt nam đều đã từng thực hiện thủ tục này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động chứng thực đã trở thành một công cụ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định tính chính xác và đảm bảo pháp lý của các hợp đồng giao dịch, mua bán,… từ đó đảm bảo được lòng tin, ngăn ngừa sự lừa dối giữa các bên chủ thể, không những thế chứng thực còn phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, góp phần ổn định xã hội. Xuất phát từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của pháp luật chứng thực như đã nêu trên, nên việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng thực là hết sức cần thiết và được Nhà nước ta vô cùng quan tâm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về chứng thực và các trường hợp được miễn giảm phí chứng thực.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Chứng thực:
1.1. Chứng thực là gì?
Điều 2
“Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại
Trong đó, ta hiểu bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Còn bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không đưa ra một khái niệm cụ thể về chứng thực, tuy nhiên thông qua các quy định của pháp luật về hoạt động chứng thực, chúng ta có thể hiểu đơn giản chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho các yêu cầu, giao dịch dân sự của người có yêu cầu chứng thực, qua đó giúp đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, nội dung giao dịch, và hoạt động của giao dịch diễn ra theo đúng trình tự pháp luật và đảm bảo tính pháp lý.
Hay có thể hiểu một cách đơn giản chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký của các cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong các quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế,…
1.2. Các loại chứng thực:
Theo quy định của pháp luật, hoạt động chứng thực bao gồm ba loại sau, cụ thể:
– Thứ nhất, chứng thực bản sao từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
– Thứ hai, chứng thực chữ ký: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
– Thứ ba, chứng thực hợp đồng, giao dịch: là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
1.3. Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực:
Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các văn bản khi được chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giá trị pháp lý như sau:
– Giá trị pháp lý của hoạt động chứng thực đối với các văn bản là bản sao được cấp từ sổ gốc và các văn bản là bản sao được chứng thực từ bản chính sẽ có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giấy tờ của các giao dịch liên quan.
– Giá trị pháp lý của hoạt động chứng thực đối với trường hợp chứng thực chữ ký có giá trị chứng minh của người có yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, đồng thời là căn cứ để xác định các trách nhiệm của người đã thực hiện ký các văn bản, giấy tờ.
– Giá trị pháp lý của hoạt động chứng thực đối với chứng thực các hợp đồng, giao dịch sẽ có giá trị chứng minh về các nội dung ghi nhận trong hợp đồng như: địa điểm, thời gian, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện của các bên trong hợp đồng, giao dịch, chữ ký,…
Qua đó, ta nhận thấy, tùy thuộc vào từng văn bản mà người có yêu cầu chứng thực tại cơ quan nhà nước sẽ có giá trị pháp lý khác nhau.
2. Lệ phí chứng thực:
2.1. Đối tượng nộp phí chứng thực:
Theo Điều 2
“Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phải nộp phí chứng thực theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, các đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2.2. Mức thu phí chứng thực:
Hiện nay mức lệ phí chứng thực được căn cứ theo Quyết định 1024/QĐ-BTP có nội dung như sau:
Stt | Thủ tục hành chính | Lệ phí |
A. Thủ tục hành chính áp dụng chung | ||
1 | Cấp bản sao từ sổ gốc | Không mất phí |
2 | Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức Việt Nam cấp hoặc chứng nhận | + Tại Phòng Tư pháp, UBND cấp xã: 2.000 đồng/trang; Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản. + Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản; + Tại Tổ chức hành nghề công chứng: 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản. *Trang được tính theo trang của bản chính. |
3 | Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài; cơ quan, tổ chức Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc chứng nhận | + Tại Phòng Tư pháp: 2.000 đồng/trang; Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản; + Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản; + Tại Tổ chức hành nghề công chứng: 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản. *Trang được tính theo trang của bản chính. |
4 | Chứng thực chữ ký (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được) | + Tại Phòng Tư pháp và UBND cấp xã: 10.000 đồng/trường hợp + Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản + Tại Tổ chức hành nghề công chứng: Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10.000 đồng/trường hợp *Trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản. |
5 | Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch | 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
6 | Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch | 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
7 | Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực | 2.000 đồng/trang; Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản; *Trang được tính theo trang của bản chính. |
B. Chứng thực tại UBND cấp xã | ||
1 | Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất và nhà ở | 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
2 | Chứng thực di chúc | 50.000 đồng/di chúc |
3 | Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản | 50.000 đồng/văn bản |
4 | Chứng thực | 50.000 đồng/văn bản |
5 | Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở | 50.000 đồng/văn bản |
C. Chứng thực tại Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) | ||
1 | Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp | 10.000 đồng/trường hợp |
2 | Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp | 10.000 đồng/trường hợp |
3 | Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản | 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
4 | Chứng thực | 50.000 đồng/văn bản |
5 | Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản | 50.000 đồng/văn bản |
D. Chứng thực tại Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (do Công chứng viên thực hiện chứng thực) | ||
1 | Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài; cơ quan, tổ chức của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc chứng nhận | 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
|
2 | Chứng thực chữ ký (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được) | 10.000 đồng/trường hợp *Trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản. |
E. Chứng thực tại Cơ quan đại diện | ||
1 | Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự | 10 USD/bản |
2 | Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự | 10 USD/bản |
2.3. Đối tượng được miễn giảm phí chứng thực:
Theo Điều 5
“Cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại
Như vậy, theo quy định của pháp luật, các đối tượng được miễn phí chứng thực phải là cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại
Đối với người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo nhưng không thuộc trường hợp vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định với việc chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản không thuộc đối tượng được miễn phí chứng thực.
Nếu các chủ thể thực hiện vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp thì sẽ được miễn phí chứng thực hợp đồng thế chấp.