Luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.
Luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư: Tôi có một vấn đề mong được luật sư giải đáp trường họp của tôi. Mẹ tôi có mua mảnh đất năm 1992 và khi mua có xây hàng rào lưới xung quanh vào năm 1997. Nay khi mẹ tôi làm nhà chuyển từ sổ hồng sang sổ đỏ thì phát hiện trong sổ đỏ ghi 260m2. Còn sổ gốc ở huyện ghi 314m2 và có kèm theo bản đồ mô tả chi tiết giống như mảnh đất nhà tôi hiện giờ. Khi địa chính vô đo đạc lại để cấp sổ hồng cho mẹ tôi thì hàng xóm bảo mẹ tôi lấn họ. Và không chịu kí giáp ranh. Mặc dù hàng rào mẹ tôi xây gần 20 năm hiện vẫn còn và trước đó không hề có tranh chấp. Sau một tuần, địa chính xã đưa ra một bản đồ mô tả hồi năm 1992, bản đồ khác với bản đồ ở dưới huyện hiện nay và bảo nhà hàng xóm mất đất. Giờ nhà tôi phải làm sao? Mong luật sư giải đáp giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Trường hợp của bạn được xác định là tranh chấp về đất đai, Luật Đất đai 2013 quy định về việc giải quyết tranh chấp đất đai đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện hai bước: Hòa giải cơ sở tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu hòa giải không thành sẽ khởi kiện tới Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết.
Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định, khi tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức khác căn cứ vào tài liệu, chứng do các bên tranh chấp cung cấp, tài liệu về đất đai được lưu tại địa phương để thực hiện hòa giải trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai: 1900.6568
Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định khi các bên hòa giải tại cơ sở không thành thì có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Do đó, trong trường hợp này của bạn, mẹ bạn có quyền gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải tại cơ sở. Nếu hai bên không đi đến thống nhất khi tiến hành hòa giải cơ sở thì mẹ bạn tiếp tục có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có tài sản để thực hiện giải quyết tranh chấp. Tại đây, Tòa án sẽ xem xét tài liệu chứng cứ do các bên cung cấp, nguồn gốc sử dụng đất, xác minh bản đồ địa chính của địa phương qua các thời kỳ để xác định về mốc giới sử dụng đất của hai bên.