Nghĩa vụ trả trợ cấp thôi việc? Làm gì khi công ty không trả trợ cấp thôi việc? Cách tính mức hưởng trợ cấp thôi việc mới nhất cho người lao động khi nghỉ việc.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi là một Công ty cổ phần đã niêm yết trên sàn giao dịch HCM. Công ty có hoạt động kinh doanh chính là khai thác cảng biển, kho bãi, logistics và đại lý hãng tàu. Hiện nay, do nhu cầu phát triển Công ty đang làm thủ tục liên doanh với một đối tác nước ngoài để thành lập một doanh nghiệp mới trong lĩnh vực đại lý hàng hải với tỷ lệ vốn góp của Công ty là 30% và đối tác 70%. Công ty có chủ trương bàn giao toàn bộ số lao động hiện nay đang làm việc tại Phòng đại lý hàng hải của Công ty là 22 người trong đó (12 người ký
1. Trường hợp này Công ty có phải xây dựng phương án sử dụng do thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy hay không?
2. Khi bàn giao toàn bộ số lao động này sang liên doanh mới, theo quy định của pháp luật thì Công ty tôi phải chấm dứt HDLD với số lao động này, việc làm này có vi phạm các quy định của pháp luật về lao động hay không?
3. Công ty có phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động không?
Rất mong nhận được sự tư vấn của Quý Công ty.
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp, công ty bạn là công ty cổ phần đã niêm yết trên sàn giao dịch. Công ty có hoạt động kinh doanh chính là khai thác cảng biển, kho bãi, logistics và đại lý hãng tàu. Hiện nay, do nhu cầu phát triển Công ty đang làm thủ tục liên doanh với một đối tác nước ngoài để thành lập một doanh nghiệp mới trong lĩnh vực đại lý hàng hải với tỷ lệ vốn góp của Công ty là 30% và đối tác 70%. Công ty có chủ trương bàn giao toàn bộ số lao động hiện nay đang làm việc tại Phòng đại lý hàng hải của Công ty là 22 người trong đó (12 người ký
Khi công ty bạn góp vốn với công ty khác để thành lập công ty mới, số lao động công ty bạn sẽ được đưa sang công ty mới làm việc thì công ty bạn phả chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Sau đó những người lao động này sang công ty mới ký hợp đồng lao động để làm việc.
Trường hợp này công ty bạn không phải làm phương án sử dụng lao động.
Việc chấm dứt hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận với nhau thì không trái quy định pháp luật. Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo sự thỏa thuận của hai bên thì công ty bạn có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”:
Luật sư tư vấn về việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động: 1900.6568
– Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của “Bộ luật lao động 2019” thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trợ cấp thôi việc được tính như thế nào?
- 2 2. Thời gian được tính là thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
- 3 3. Tư vấn khởi kiện công ty chi trả tiền trợ cấp thôi việc
- 4 4. Công ty trả lời không có trợ cấp thôi việc nữa có đúng không?
- 5 5. Đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc là những ai?
- 6 6. Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng trợ cấp thôi việc
1. Trợ cấp thôi việc được tính như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Phía bên tôi là bên người sử dụng lao động. Hiện nay, bên tôi đang chuẩn bị chấm dứt hợp đồng lao động với một nhân viên đã làm được ở công ty tôi 2 năm 7 tháng. Nhưng tôi không hiểu cách tính trợ cấp thôi việc cho nhân viên đó như thế nào? Luật sư cho tôi hỏi, cách tính trợ cấp thôi việc đối với nhân viên này được tính như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 48 BLLĐ 2012:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Theo đó, khi công ty bạn chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên kia, phía công ty bạn sẽ phải trả khoản trợ cấp thôi việc cho người nhân viên này. Tuy nhiên, thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc được tính là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, do phía công ty bạn không nói rõ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người nhân viên này nên sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, bên công ty bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người nhân viên này xuyên suốt quá trình họ làm việc thực tế ở công ty. Theo đó, công ty bạn sẽ không phải chi trả khoản trợ cấp thôi việc mà người lao động sẽ đến công ty bảo hiểm để được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, bên công ty bạn chỉ đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người nhân viên này trong một thời gian nhất định. Theo đó, khi tính thời gian cho nhân viên này hưởng trợ cấp thôi việc, phía công ty bạn cần lấy khoảng thời gian thực tế người lao động làm ở công ty trừ đi thời gian công ty bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp để tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc.
Mức hưởng: Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc sẽ được hưởng trợ cấp bằng một nửa tháng tiền lương. Số tiền lương này là tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Số tiền lương này bao gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)
Ngoài ra, bên bạn cũng cần chú ý cách thức làm tròn tháng lẻ. Cụ thể: Người lao động làm việc từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng sẽ được làm tròn thành ½ năm; Người lao động làm việc từ đủ 6 tháng trở lên đến dưới 12 tháng thì sẽ được làm tròn 1 năm. Theo đó, khi tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, phía công ty bạn cũng cần chú ý đến điều này.
2. Thời gian được tính là thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, tôi là công chức đã làm việc được 12 năm, tôi thi tuyển vào và làm việc được một thời gian thì được đơn vị cử đi đào tạo 18 tháng. Hiện nay tôi có ý định xin nghỉ việc để đi định cư ở nước ngoài cùng gia đình. Vậy luật sư cho tôi hỏi thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc có tính khoảng thời gian tôi đi đào tạo hay không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Khi không thực hiện công việc, nghỉ việc công chức cũng sẽ được hưởng các chế độ bao gồm tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc và các khoản tiền khác.
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên.
Để tính được trợ cấp thôi việc phải biết được thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. Theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc như sau:
+ Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
+ Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
+ Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
+ Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
+ Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
+ Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
+ Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác c;
+ Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Như vậy, thời gian bạn được cử đi đào tạo sẽ được tính vào thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc.
3. Tư vấn khởi kiện công ty chi trả tiền trợ cấp thôi việc
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật Dương Gia, tôi đã làm việc cho công ty LG Electronics Vietnam được 11 năm, đã ký hợp đồng không xác định thời hạn, đến năm thứ 10 công ty đổi tên thành công ty LG Electronics Vietnam – Hải Phòng và ký lại hợp đồng 1 năm với tôi từ 1/1/2015, sau khi hết hợp đồng 1 năm này, công ty buộc tôi nghỉ việc từ ngày 31/12/2015 không ký tiếp hợp đồng với tôi nữa, không trả bất kỳ khoản bồi thường nào. Các luật sư cho hỏi trong trường hợp này tôi có thể kiện công ty để đòi các khoản bồi thường cho 11 năm làm việc không, chi phí kiện là bao nhiêu? Xin các luật sư cho ý kiến về vụ việc của tôi và cho tôi lời khuyên. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Khi bạn và công ty kí hợp đồng lao động có thời hạn một năm thì hợp đồng lao động không xác định thời hạn trước đó sẽ được thay thế bằng hợp đồng mới có thời hạn một năm này. Sau khi kết thúc thời hạn một năm, hợp đồng lao động đó sẽ hết hiệu lực.
Theo quy định Khoản 1 Điều 36 của “Bộ luật lao động 2019”, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt khi hết hạn. Khi hợp đồng hết hạn, người sử dụng (cơ quan bạn làm việc) và người lao động (bạn) có quyền thỏa thuận ký tiếp hợp đồng mới hoặc có quyền không ký tiếp hợp đồng nếu người sử dụng lao động không còn có nhu cầu. Khi hai bên không thỏa thuận được ký kết hợp đồng mới thì hợp đồng cũ đương nhiên chấm dứt theo pháp luật. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước 15 ngày.
Theo đó, trong trường hợp này, bạn sẽ được nhận trợ cấp thôi việc từ công ty. Mức trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Nếu công ty không chi trả cho bạn bất kì một khoản trợ cấp nào, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở, yêu cầu công ty chi trả đầy đủ các khoản trợ cấp thôi việc. Đối với vụ kiện yêu cẩu trả tiền trợ cấp thôi việc của người lao động thì người lao động không phải đóng tiền tạm ứng án phí dân sự.
4. Công ty trả lời không có trợ cấp thôi việc nữa có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào LS, tôi có một vấn đề muốn hỏi LS, xin LS giải đáp giúp tôi: – Tôi làm việc tại c.ty bắt đầu 11/2011 và kí HĐLĐ không xác định thời hạn bắt đầu 01/01/2012. Đến 01/01/2016 tôi lại kí HĐLD 02 năm với c.ty. Nhưng đến 20/6/2016 tôi đơn phương viết đơn xin nghỉ việc và công ty đã chấp thuận. Vậy cho tôi hỏi là sau khi viết đơn xin nghỉ việc như vậy thì tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc từ công ty hay không? – Tôi đã hỏi c.ty thì được câu trả lời là: Bắt đầu từ 2009 c.ty đã đóng 1% BH thất nghiệp rồi nên nếu nghỉ thì công ty sẽ không có trợ cấp thôi việc nữa, chỉ được hưởng BH thất nghiệp và BHXH của BH mà thôi. – Mong LS tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn LS. ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định về vấn đề trợ cấp thôi việc:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Vậy điều kiện để bạn nhận trợ cấp thôi việc như sau:
Thứ nhất, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Cụ thể như sau:
Trong trường hợp này khi bạn và công ty đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có xác định thời hạn là trường hợp thuộc Khoản 3 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
Thứ hai, bạn phải có thời gian hưởng trợ cấp thôi việc thỏa mãn Khoản 2 Điều 48 “Bộ luật lao động 2019”.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn bắt đầu làm việc từ tháng 11/2011 và bắt đầu ký hợp đồng không xác định thời hạn ngày 01/01/2012, vậy thời gian làm việc trước đó của bạn có thể được coi là thời gian thử việc. Trong quá trình làm việc tới 01/01/2016 ký hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm với công ty, vậy trên thực tế khoảng thời gian lao động của bạn là từ 11/2011 cho tới ngày 20/6/2016 thời điểm bạn đơn phương chấm dứt hợp đòng và được công ty chấp thuận.
Theo khoản 2 Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” , thời gian được tính để hưởng trợ cấp thôi việc được tính theo công thức sau:
Trợ cấp thôi việc = thời gian làm việc thực tế – thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp – thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc.
Trong đó thời gian làm việc thực tế được xác định tại điểm a Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
Theo đó thời gian thử việc cũng được tính là thời gian lao động thực tế, vậy thời gian lao động thực tế của bạn là khoảng thời gian từ 11/2011 đến năm 2016 khi bạn ngừng làm việc tại công ty.
Về thời gian người lao động tham gia làm đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Nghị định 127/2008/NĐ- CP( Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 hiện đã hiết hiệu lực) quy định:
Điều 2. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này:
a)
b)
c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;
d) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Các đối tượng giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nêu trên sau đây gọi chung là người lao động.
2. Người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này theo các loại hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Vậy theo như quy định trên bắt đầu từ ngày 01/01/2009 thời điểm Nghị định 127/2008/NĐ- CP có hiệu lực thì những trường hợp được quy định ở trên bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo Luật bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này bạn bắt đầu làm việc từ 11/2011 tại thời điểm này đã áp dụng quy định này nếu công ty tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp trong suốt khoảng thời gian bạn làm việc cho công ty thì áp dụng theo công thức tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc bạn sẽ không có thời gian nào được hưởng trợ cấp thôi việc nữa.
5. Đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc là những ai?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư. Cho em hỏi: Trường hợp Chị Nguyễn Thị T đang làm việc tại công ty có thời gian đóng bảo hiểm từ tháng 7/2002 đến 8/2016. 22/08/2016 mất do đổ bệnh. Vậy Công ty có phải chi trả trợ cấp thôi việc cho trường hợp này hay không? Mong Luật sư giải đáp giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định về việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Khoản 6 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“….
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
… “
Theo quy định trên, công ty bạn có sử dụng người lao động là chị T, có thời gian đóng bảo hiểm từ 7/2002 đến 8/2016, ngày 22/8/2016 chị T mất do đổ bệnh, trong trường hợp này, công ty bạn có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định trên.
6. Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng trợ cấp thôi việc
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi vào làm năm 1976 tại các ga đường sắt (công nhân trực tiếp sản xuất) đến năm 1996 (đã có trên 15 năm làm trực tiếp được hưởng hưu trí khi đủ 55 tuổi). Từ 1997 chuyển về làm công việc văn phòng đến nay 2016 (tuổi nghỉ hưu là 60). Nay tôi muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định Trợ cấp thôi việc như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động gồm:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Luật sư
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của “Bộ luật lao động 2019”; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Do đó, nếu bạn muốn hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như trên.
Nếu bạn chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.