Gộp sổ bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định hiện hành? Gộp sổ bảo hiểm xã hội khi đóng BHXH hai nơi để hưởng chế độ thai sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Em nghỉ việc tại công ty rồi, em đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, em nghỉ việc từ tháng 5, bây giờ em làm ở nhà và đang có thai. Cho em hỏi nếu em muốn gộp sổ bảo hiểm để lấy tiền thai sản và các chế độ khác có được không ạ và nếu được thì em phải làm thủ tục như thế nào? Em đang ở huyện hóc môn thì em phải làm ở đâu ạ. Cảm ơn luật sư đã tư vấn giúp em?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Trong câu hỏi bạn không nêu rõ bạn đã đóng bảo hiểm bao lâu. Chúng tôi giả sử bạn đã đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ thai sản là bạn đã đóng đủ bảo hiểm xã hội trong 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Luật sư
Cũng căn cứ vào Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.”
Theo Khoản 9 Điều 9 Quyết định số 636/QĐ-BHXH thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đã thôi việc bao gồm:
“9. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi gồm: Sổ BHXH và hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 hoặc Khoản 5 hoặc Khoản 6 Điều này.”
Tại Khoản 2 Điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH/2016 quy định:
“2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con gồm:
2.1. Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;”
Như vậy, Bạn đang cư trú ở huyện Hóc Môn, bạn phải đến cơ quan BHXH huyện Hóc Môn để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con (bản sao có chứng thực, 01 bản/con)
– Sổ BHXH của bạn
Mặt khác theo quy định tại Quyết định 959/QĐ – BHXH 2015 nếu bạn có hai sổ thì xử lý như sau:
“5. Xử lý một số tình huống trong công tác cấp sổ BHXH
5.1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.”
Hồ sơ để gộp sổ bao gồm theo Điều 29 Quyết định 959/QĐ – BHXH:
“Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH đã cấp.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Sau khi gộp sổ mà bạn đủ điều kiện hưởng thai sản thì bạn sẽ thực hiện
Mục lục bài viết
- 1 1. Thời gian giải quyết chế độ thai sản
- 2 2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh trước ngày dự sinh
- 3 3. Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không?
- 4 4. Đóng bảo hiểm hai nơi có được hưởng chế độ thai sản không?
- 5 5. Chế độ thai sản khi nhận con nuôi
- 6 6. Chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai
- 7 7. Điều kiện và thời gian đóng bảo hiểm tính hưởng chế độ thai sản
1. Thời gian giải quyết chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có làm
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 117 Luật bảo hiểm xã hội quy định giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản:
“1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.
2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật BHXH.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Theo quy định tại Điều 117 Luật BHXH thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ, sau đó NSDLĐ sẽ yêu cầu tổ chức BHXH quyết toán lại (hằng quý, NSDLĐ có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ của những NLĐ đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho tổ chức BHXH. Tổ chức BHXH có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do).
2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh trước ngày dự sinh
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Tôi vừa sinh con ngày 16/9/2014. Trước tôi có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở công ty từ tháng 4/2014. Từ lúc tôi tham gia đến khi tôi sinh là 5 tháng rưỡi. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 28
1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Thứ hai, về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Người lao động thuộc đối tượng hưởng chế độ thai sản phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, dựa trên quy định trên thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
3. Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Tôi là giáo viên, đang có thai cháu thứ ba và dự sinh vào tháng 1/2015. Tôi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội liên tục được 6 năm. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm 2006 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, theo quy định của pháp luật ở trên thì đối với lao động nữ thì không phân biệt lao động nữ đó sinh con lần thứ 1, 2 hay 3… chỉ cần có đủ điều kiện hưởng thì đều được hưởng chế độ thai sản.
4. Đóng bảo hiểm hai nơi có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào anh chị! Anh chị tư vấn giúp em vấn đề sau ạ. Từ tháng 9/2011 đến tháng 10/2014 em có tham gia đóng bảo hiểm ở một công ty tư nhân. Tháng 3/2014 em thi tuyển viên chức vào một cơ quan nhà nước và làm việc từ đó đến nay, tham gia bảo hiểm với hệ số 1.99. Như vậy em tham gia đóng bảo hiểm song song cùng lúc hai đơn vị từ tháng 3/2014 đến tháng 10/2014. Hiện em đang có thai 5 tháng, dự kiến sinh là tháng 7/2015. Em không biết là không được tham gia bảo hiểm cùng lúc hai nơi. Đến nay khi hệ số của em bắt đầu lên 2.34, cơ quan bảo hiểm rà soát lại và phát hiện ra em đóng bảo hiểm hai nơi và nói số bảo hiểm của em tạm thời bị khoá lại. Em phải lấy sổ bảo hiểm cũ và giải quyết trợ cấp một lần vào tháng 10/2014 xong mới giải quyết sổ mới ở cơ quan thứ hai em đang làm. Và còn nói em sẽ không được hưởng chế độ thai sản. Xin hỏi bây giờ em phải làm thế nào? Em cảm ơn anh chị.
Luật sư tư vấn:
Bạn đang tham gia đóng bảo hiểm song song cùng lúc hai đơn vị tức là hiện bạn đang có hai sổ bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 53 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì “Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHYT, BHTN theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có mức tiền lương, tiền công cao nhất hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có thời gian dài nhất.” Như vậy, theo quy định này bạn không được phép đóng bảo hiểm hai nơi cùng lúc.
Đối với trường hợp người lao động có hai sổ bảo hiểm trở lên, căn cứ vào Điều 63 Quyết định 1111/QĐ-BHXH thì phải tiến hành gộp sổ bảo hiểm, cụ thể như sau:
1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.
2. Một người có từ 02 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH trùng nhau thì cơ quan BHXH hướng dẫn người lao động lựa chọn 01 sổ BHXH để tiếp tục ghi quá trình đóng BHXH, BHTN hoặc giải quyết các chế độ BHXH, BHTN. Các sổ BHXH còn lại thu hồi và thực hiện hoàn trả cho đơn vị, người lao động theo quy định tại Điểm 3.3, Khoản 3 Điều 48. Trường hợp sổ BHXH bị thu hồi mà đơn vị đề nghị cấp sổ BHXH đã giải thể thì thực hiện giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho người lao động. Khi thu hồi sổ BHXH, đồng thời phải thu hồi các khoản trợ cấp BHXH đã chi trả trước đó (nếu có).
Trường hợp của bạn đã bị đóng BHXH trùng từ tháng 3/2014 đến tháng 10/2014. Bạn sẽ được cơ quan BHXH hướng dẫn lựa chọn một sổ bảo hiểm để tiếp tục ghi quá trình đóng BHXH.
* Hồ sơ xin gộp sổ BHXH bao gồm:
+ Đơn đề nghị của người lao động theo mẫu D01-TS (mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH năm 2011);
+ Văn bản đề nghị của đơn vị theo mẫu D01b-TS (mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH năm 2011);
+ Sổ hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh (bản sao có chứng thực);
+ Tờ khai cấp sổ BHXH có phụ lục công tác – môi công ty 01 bản
+ Hợp đồng lao động, Quyết định lương, Quyết định luân chuyển công tác, các loại giấy tờ khác (nếu có) (bản chính);
+ Các Sổ bảo hiểm xã hội.
* Thời gian giải quyết:
+ Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, theo quy định tại Điều 28 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”, đối với lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Việc gộp sổ BHXH không làm gián đoạn thời gian đóng BHXH của bạn, do đó, nếu bạn đáp ứng điều kiện trên thì bạn được hưởng chế độ thai sản thao
5. Chế độ thai sản khi nhận con nuôi
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, vợ chồng tôi kết hôn từ năm 2010 đến nay vẫn không có con. Chồng tôi là cán bộ công chức, tôi là lao động bình thường. Tôi tham gia bảo hiểm được 8 năm. Chồng tôi tham gia bảo hiểm 10 năm. Nay hai vợ chồng tôi đang chuẩn bị làm thủ tục nhận nuôi con nuôi. Nếu làm thủ tục này thì cả hai vợ chồng tôi có được hưởng chế độ khi nhận con nuôi không, sang 2016 hai vợ chồng tôi mới làm thủ tục nhận con nuôi.
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo như nội dung bạn trình bày, hiện tại bạn và chồng bạn đều tham gia bảo hiểm xã hội. Sang năm 2016 hai vợ chồng bạn có ý định nhận con nuôi, nếu như thực hiện thủ tục này, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 (áp dụng từ ngày 01/01/2016) quy định về thời gian hưởng chễ độ khi nhận con nuôi như sau:
“Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.”
=> Như vậy, nếu bên bạn nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì phải đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Khi áp dụng hưởng thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng và không đồng thời hưởng cả hai.
6. Chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi là giáo viên, phẩy lương của mình là 2,41. Tôi đặt vòng tránh thai. Hãy chỉ dùm mình cách tính tiền chế độ bảo hiểm xã hội trả cho mình trong 7 ngày đặt vòng tránh thai? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật bảo hiểm xã hội 2014. Khi bạn thực hiện biện pháp tránh thai thì bạn được hưởng chế độ sau theo Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2014đây:
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gianhưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Như vậy, đối với trường hợp này của bạn, bạn được nghỉ 7 ngày khi đặt vòng tránh thai. Mức hưởng 1 ngày bạn được hưởng được tính bằng mức hưởng 1 tháng chia cho 30 ngày.
7. Điều kiện và thời gian đóng bảo hiểm tính hưởng chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại em đang mang thai nhưng do sức khỏe yếu nên em sẽ chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty vào ngày 20/04/2017. Dự kiến em sẽ sinh ngày 16/09/2017 – Từ tháng 09/2016 đến tháng 01/2017 em đã thực hiện đóng bảo hiểm đầy đủ – Tháng 02/2017 em nghỉ không lương => không đóng bảo hiểm – Từ 01/03 đến 20/04/2017: nếu em đi làm bình thường thì sẽ đóng bảo hiểm của 02 tháng này Vậy xin tư vấn giúp em trong trường hợp này em vẫn được hưởng chế độ thai sản khi em sinh con do đã đóng đủ 06 tháng bảo hiểm trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con đúng không ạ? Ngoài ra nếu trong 01 tháng em đi làm dưới 15 ngày thì tháng đó có được tính là tháng có đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản không ạ? Mong sớm nhận được tư vấn của Anh chị Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Như vậy, điều kiện để bạn hưởng chế độ thai sản là bạn phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn dự kiến sinh vào tháng 09/2017 và bạn đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 09/2016 đến tháng 01/2017 tức là 5 tháng, sau đó bạn đóng tháng 03/2017 thì đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
Luật sư
– Căn cứ Khoản 1.7 và 1.8 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về quản lý đối tượng như sau:
“1.7. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.”
Như vậy, người lao động có thời gian nghỉ không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Như vậy bạn đi làm dưới 15 ngày thì tháng đó không được tính là tháng có đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản.