Nơi cư trú của người chưa thành niên theo Bộ luật dân sự 2015? Thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú cho người chưa thành niên thế nào? Ý nghĩa của việc xác định nơi cư trú?
Nơi cư trú là nơi mà mỗi người dân thường xuyên sinh sống, Pháp luật có quy định về nơi cư trú trong các trường hợp khác nhau như nơi cư trú của vợ chồng, nơi cư trú của người chưa thành niên…theo đó những đối tượng cư trú khác nhau sẽ có quy định để điều chỉnh vấn đề này. Có những trường hợp được các luật có liên quan điều chỉnh như Nơi cư trú của người chưa thành niên theo luật cư trú 2020, bên cạnh đó
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên theo Bộ luật dân sự 2015
Tại Điều 41. Nơi cư trú của người chưa thành niên Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Căn cứ dựa trên quy định chúng tôi nêu trê thì người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Người chưa thành niên ở đây được xác định được chia ra đó là người chưa đủ 06 tuổi thực hiện giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện, người từ đủ 06 tuổi – chưa đủ 15 tuổi thì hải được người đại diện theo pháp luật đồng ý khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi và người từ đủ 15 tuổi – chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký hoặc các giao dịch mà luật quy định phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại điều 41 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định theo nơi cư trú của cha mẹ. Quy định nay rất hợp lý bởi về cơ bản, người chưa thành niên là người chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Theo đó nên hầu hết các trường hợp, họ đều phải phụ thuộc vào cha mẹ trong các quan hệ dân sự.
Đối với các trường hợp cha, mẹ của cá nhân chưa thành niên không cùng cư trú tại một địa điểm thì nơi cư trú của cá nhân được xác định theo nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ mà cá nhân chưa thành niên thường xuyên sống cùng. Ví dụ: sau khi ly hôn, con chưa thành niên được
Như vậy, dựa vào quy định nêu trên có thể thấy nếu có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc theo quy định của pháp luật, người chưa thành niên có thể có nơi cư trú không phụ thuộc vào nơi cư trú của cha, mẹ. Quy định này cũng phù hợp với thực tế và thống nhất với quy định tại những phần khác trong Bộ Luật dân sự 2015. Ví dụ: nếu cha, mẹ của người chưa thành niên thuộc vào trường hợp bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con, người chưa thành niên sẽ được xác định là người được giám hộ và nơi cư trú của đứa trẻ trong trường hợp này cần được xác định. Nếu trường hợp cha mẹ của người chưa thành niên có hai nơi cư trú khác nhau nhưng người chưa thành niên không thường xuyên sống với người nào mà chia đều thời gian cho cả bố và mẹ, hoặc không thể xác định được họ sống với ai thường xuyên hơn thì điều luật không quy định rõ ràng nơi cư trú của họ là ở đâu. Bởi vì, đối với người chưa thành niên, điều luật không có chỉ ra trường hợp “đang sống” như đối với trường hợp xác định nơi cư trú nói chung.
Cũng theo đó mà pháp luật quy định đối với người chưa thành niên có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha mẹ được thể hiện có thể dẫn tới những cách hiểu không thống nhất. Ví dụ như: có thể cần cả sự đồng ý của cha và mẹ hoặc chỉ cần sự đồng ý của một trong hai người (vì quy định được thể hiện là “nếu được cha, mẹ đồng ý”), chỉ áp dụng theo quy định của pháp luật khi không có sự đồng ý của cha mẹ (vì quy định được thể hiện là “hoặc” thay vì “trừ trường hợp”).
2. Thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú cho người chưa thành niên thế nào?
Căn cứ dựa trên Luật cư trú 2020 và Bộ Luật dân sự 2015 thì trừ trường hợp người chưa thành niên ở cùng cha, mẹ và đăng ký thường trú, tạm trú theo hộ gia đình, cũng có nhiều trường hợp ở với người thân, khi đó thủ tục thế nào? Dưới đây là thủ tục chi tiết nhất cụ thể như sau:
2.1. Đăng ký thường trú
Theo Điều 20, Luật Cư trú 2020 thì điều kiện đăng ký thường trú của người chưa thành niên được quy định tại điểm c, khoản 2 đó là đối với người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với Theo đó có thể thấy việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do
2.2. Hồ sơ đăng ký thường trú
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người chưa thành niên gồm các giấy tờ sau (theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 6 Nghị đinh 62 năm 2021)
– Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.
2.3. Nơi nộp hồ sơ:
Tại Điều 22, Luật Cư trú về thủ tục đăng ký thường trú quy định theo đó người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi cư trú (công an cấp xã) theo quy định
2.5. Đăng ký tạm trú
Hồ sơ đăng ký tạm trú căn cứ theo quy định tại Điều 28, Luật Cư trú 2020 quy định, bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
2.6. Nơi nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ đó là cơ quan đăng ký cư trú nơi dự kiến tạm trú (Công an cấp xã)
2.7. Thời gian giải quyết
Thời hạn theo quy định của pháp luật đó là trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và
3. Ý nghĩa của việc xác định nơi cư trú
Có thể thấy dựa trên các quy định mà chúng tôi đã phân tích như trên có thể dễ dàng nhận thấy nơi cư trú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên quan đến các quan hệ dân sự của một cá nhân và quan hệ hành chính giữa công dân với Nhà nước. Cụ thể, trong đó có thể kể đến đó là nơi cá nhân được bảo vệ các quyền công dân theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn là nơi cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong quan hệ hành chính: Xác nhận sơ yếu lý lịch, tình trạng hôn nhân, tiền án, tiền sự…nơi công dân có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự như là mở thừa kế, xác định cá nhân mất tích hoặc đã chết, lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án, vụ việc…
Kết luận: Đối với việc xác định không đúng nơi cư trú chắc chắn sẽ gây hệ quả pháp lý bất lợi cho cá nhân và những người liên quan khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Nơi cư trú của người chưa thành niên theo Bộ luật dân sự 2015 và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.