Tranh chấp về việc thuê lao động và hợp đồng dịch vụ Kế toán. Giải quyết tranh chấp về sử dụng lao động.
Tranh chấp về việc thuê lao động và hợp đồng dịch vụ Kế toán. Giải quyết tranh chấp về sử dụng lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Tôi có 2 nội dung cần luật sư tư vấn như sau:
1. Tôi ký hợp đồng 36 tháng với công ty EMC, hợp đồng của tôi đến ngày 12/08/2016 là hết hạn. Do công việc áp lực và công ty thường xuyên trả lương không đúng hạn ký trong hợp đồng (hợp đồng là ngày 5-10 hàng tháng nhưng thực tế tôi nhận lương dao động từ 20-25 hàng tháng) nên ngày 15/05/2016 tôi nói chuyện trực tiếp với GĐ xin nghỉ làm, Đến ngày 25/05/2016 Tôi gửi đơn xin thôi việc. Tôi tính sẽ bàn giao công việc trong vòng 45 ngày kể từ ngày gửi đơn nên ngày tôi xin nghỉ chính thức là 10/7/2016. Sau khi xem xét đơn nghỉ việc thì giám đốc có nói chuyện và thảo thuận lại thời gian nghỉ. Tôi đồng ý sẽ nghỉ chậm nhất là ngày 31/07/2016 để bàn giao công việc cho người mới hoàn thành. Tuy nhiên đến ngày 13/06/2016 GĐ gọi tôi vào và nói tôi bàn giao công việc gấp và nghỉ việc chậm nhất là ngày 18/06/2016. Đến đúng ngày 18/06/2016 thì tôi nghỉ làm, nhưng các chế độ của tôi như tháng lương cuối cùng, sổ BHXH, công ty EMC vẫn chưa trả cho. Tôi tính cho đến ngày hôm nay 03/01/2017.
– Trong hợp đồng của tôi có một điều khoản là: Sau khi nghỉ việc ở EMC thì không được làm việc cho bất kỳ khách hàng nào của EMC trong vòng 24 tháng. Nếu vi phạm sẽ phải đền bù 24 tháng lương của Tôi tính ở thời điểm nghỉ việc. Tuy nhiên Công ty EMC là công ty dịch vụ kế toán, số lượng khách hàng nhiều kể cả pháp lý hay kế toán. Nên sau khi nghỉ bên EMC tôi đã vào làm kế toán cho một khách hàng của EMC. EMC có gửi công văn đe dọa sẽ kiện tôi và công ty tuyển dụng Tôi về làm ra tòa vì tội dụ dỗ, lôi kéo nhân viên nếu như tôi cũng như công ty tôi không bồi thường số tiền là 10tr/tháng lương x 24T=240tr gọi là phí đào tạo nhân viên. (Công ty EMC tuyển tôi vào vị trí phụ trách dịch vụ kế toán, ở vị trí này tôi đã làm việc từ khi vào cho đến khi nghỉ việc, Tôi không được thăng cấp, cử đi học hay nâng cao nghiệp vụ lần nào hết) Trong trường hợp này luật sư cho tôi hỏi tôi có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?
2. Công ty mới tôi làm việc có ký hợp đồng DV Kế toán với cty EMC là 1 năm từ ngày 28/12/2015-28/12/2016. Đến ngày hết hạn hợp đồng thì bên tôi muốn rút hợp đồng kế toán về, nhưng vì lý do Tôi là nhân viên cũ của EMC nên họ đòi bên công ty mới của Tôi bồi thường 240tr mới cho rút hợp đồng về. Trong trường hợp này, Công ty tôi có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Thứ nhất, tại điểm b khoản 1 Điều 37 “Bộ luật lao động năm 2019” có quy định người lao động làm việc theo
Tại Điều 47 “Bộ luật lao động năm 2019” có quy định như sau:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.
Căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Tại Điều 17 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng như sau:
“Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội”.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, công ty bạn đang làm sai với quy định của pháp luật. Quy định “Sau khi nghỉ việc ở EMC thì không được làm việc cho bất kỳ khách hàng nào của EMC trong vòng 24 tháng. Nếu vi phạm sẽ phải đền bù 24 tháng lương của Tôi tính ở thời điểm nghỉ việc” là trái với nguyên tắc giao kết hợp đồng.
Bạn chấm dứt hợp đồng với công ty ngày 18/06/2016 nhưng đến ngày 03/01/2017 bạn chưa được trả lương tháng lương cuối cùng, sổ BHXH là sai với quy định của pháp luật.
Thứ hai, công ty mới bạn đang làm có ký hợp đồng DV Kế toán với công ty cũ và hết hạn hợp đồng công ty mới bạn đang làm có quyền rút hợp đồng kế toán về. Yêu cầu bồi thường 240tr mới cho rút hợp đồng là hoàn toàn vô lý. Căn cứ vào Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng đã được hoàn thành.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật kế toán qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba, để bảo vệ quyền lợi của bạn và bảo vệ quyền lợi của công ty mới.
– Để bảo vệ quyền lợi của bạn: Bạn làm đơn khiếu nại Thanh tra lao động hoặc khởi kiện tới Tòa án.
– Để bảo vệ quyền lợi của công ty mới: Công ty bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nơi công ty có trụ sở chính để giải quyết về tranh chấp hợp đồng dịch vụ kế toán.