Vốn tối thiểu kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay. Vốn khi thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không.
Vốn tối thiểu kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay. Vốn khi thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không.
Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động bay được thực hiện tại cảng hàng không, sân bay.
Muốn kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không. Muốn được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện theo Điều 16 Nghị định 92/2016/NĐ-CP:
– Phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, khả năng đáp ứng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.
– Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ hàng không liên quan tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
– Có đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
– Đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật khác có liên quan;
– Đáp ứng điều kiện về vốn.
Trong các điều kiện trên, vốn được coi là một trong những điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi muốn kinh doanh. Cụ thể, theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về vốn khi thành lập và duy trì như sau:
– Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: 30 tỷ đồng Việt Nam;
– Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa: 30 tỷ đồng Việt Nam;
– Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ đồng Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay, tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Hình thức thể hiện việc đáp ứng điều kiện về vốn là văn bản xác nhận vốn. Văn ban xác nhận vốn được thể hiện dưới dạng sau:
– Đối với vốn góp bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi: Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép; việc giải phóng khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoặc khi tổ chức, cá nhân nhận được văn bản thông báo từ chối cấp giấy phép;
– Đối với vốn góp bằng tài sản trực tiếp phục vụ cho mục đích kinh doanh: Chứng thư thẩm định giá của tổ chức định giá có thẩm quyền xác nhận giá trị quy đổi thành tiền của tài sản tại thời điểm lập hồ sơ xin cấp phép theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
– Đối với doanh nghiệp đang kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng có nhu cầu bổ sung ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác quy định tại Nghị định này có thể sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán chấp nhận toàn phần của 02 năm liền trước với thời điểm đề nghị hoặc văn bản bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận vốn.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Nghị định 92/2016/NĐ-CP, mức vốn tối thiểu áp dụng là mức vốn cao nhất trong tất cả các ngành, nghề kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân trực tiếp xác nhận vốn của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu tại thời điểm xác nhận.