Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Văn bản pháp luật

Nghị định 92/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 07 năm 2016

Trang chủ » Văn bản pháp luật » Nghị định 92/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 07 năm 2016
  • 25/08/202025/08/2020
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    25/08/2020
    Văn bản pháp luật
    0

    Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

    NGHỊ ĐỊNH

    QUY ĐỊNH VỀ CÁC NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

    Chính phủ ban hành Nghị định quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Xem thêm: Quy định về đối tượng và thời gian tham gia huấn luyện an toàn lao động

    1. Nghị định này quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng bao gồm:

    a) Kinh doanh vận tải hàng không;

    b) Kinh doanh cảng hàng không, sân bay;

    c) Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;

    d) Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam;

    đ) Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;

    e) Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.

    Nghị định này không áp dụng đối với sân bay chuyên dùng.

    Xem thêm: Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng tại Việt Nam.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động bay được thực hiện tại cảng hàng không, sân bay.

    Kinh doanh cảng hàng không là hoạt động khai thác kết cấu hạ tầng sân bay và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp cảng hàng không nhằm mục đích sinh lợi.

    Kinh doanh vận tải hàng không bao gồm hai hình thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung.

    a) Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi.

    b) Kinh doanh hàng không chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi bằng tàu bay trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định tại Điều 21 Luật hàng không dân dụng Việt Nam.

    Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay

    Điều 4. Xác nhận vốn

    Văn bản xác nhận vốn được quy định như sau:

    a) Đối với vốn góp bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi: Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép; việc giải phóng khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoặc khi tổ chức, cá nhân nhận được văn bản thông báo từ chối cấp giấy phép;

    b) Đối với vốn góp bằng tài sản trực tiếp phục vụ cho mục đích kinh doanh: Chứng thư thẩm định giá của tổ chức định giá có thẩm quyền xác nhận giá trị quy đổi thành tiền của tài sản tại thời điểm lập hồ sơ xin cấp phép theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;

    c) Đối với doanh nghiệp đang kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng có nhu cầu bổ sung ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác quy định tại Nghị định này có thể sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán chấp nhận toàn phần của 02 năm liền trước với thời điểm đề nghị hoặc văn bản bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận vốn.

    Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Nghị định này, mức vốn tối thiểu áp dụng là mức vốn cao nhất trong tất cả các ngành, nghề kinh doanh.

    Tổ chức, cá nhân trực tiếp xác nhận vốn của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu tại thời điểm xác nhận.

    Chương II

    Xem thêm: Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động

    KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

    Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không

    Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không.

    Đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định này.

    Được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

    Các quy định tại Chương này không áp dụng đối với lĩnh vực đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện.

    Điều 6. Điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác

    Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 05 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh bao gồm các nội dung sau đây:

    Xem thêm: Quy định về cung ứng dịch vụ hàng không

    a) Số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay;

    b) Hình thức chiếm hữu (mua, thuê mua hoặc thuê);

    c) Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay;

    d) Nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay.

    Tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như sau:

    a) Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: Không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;

    b) Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không chung: Không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;

    c) Các loại tàu bay khác ngoài quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 của Điều này: Không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.

    Xem thêm: Điều chỉnh thông tin người đại diện theo pháp luật

    Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung; số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ hai chiếm không quá 30% đội tàu bay.

    Có các chủng loại tàu bay được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp Chứng chỉ loại tàu bay.

    Điều 7. Điều kiện về tổ chức bộ máy

    Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng; hệ thống thanh toán tài chính.

    Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải là công dân Việt Nam.

    Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số thành viên là người nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành gồm:

    a) Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);

    Xem thêm: Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

    b) Kế toán trưởng;

    c) Người phụ trách các lĩnh vực: Hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay; khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm; tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không.

    Điều 8. Điều kiện về vốn

    Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

    a) Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

    b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

    c) Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.

    Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.

    Xem thêm: Các hành vi bị nghiêm cấm trong an toàn, vệ sinh lao động

    Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

    a) Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ;

    b) Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

    Việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không không có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện sau 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không.

    Doanh nghiệp gửi đề xuất chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài đến Cục Hàng không Việt Nam, trong đó bao gồm: Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng, số cổ phần, phần vốn góp chuyển nhượng; phương án phát triển đội tàu bay, phương án kinh doanh, chiến lược phát triển nêu tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này (nếu có).

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của doanh nghiệp, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

    Điều 9. Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển

    Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động

    Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:

    a) Đánh giá nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường;

    b) Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường;

    c) Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không, chiến lược phát triển đội tàu bay và kế hoạch phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.

    Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không xây dựng, báo cáo và thực hiện các kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm trên cơ sở các nguyên tắc sau:

    a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải;

    b) Bảo đảm phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực đảm bảo năng lực khai thác, bảo dưỡng tàu bay của hãng hàng không, năng lực giám sát an toàn của Nhà chức trách hàng không; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;

    c) Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các hãng hàng không; sự phát triển hài hòa giữa các loại hình dịch vụ vận chuyển hàng không.

    Xem thêm: Quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

    Điều 10. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung

    Người đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

    a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Bản chính văn bản xác nhận vốn;

    c) Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;

    d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định tại Điều 7 Nghị định này;

    đ) Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay;

    Xem thêm: Vận đơn hàng không quốc tế

    e) Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.

    Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không chấp thuận kết quả thẩm định thì có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do.

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải đăng tải trên báo 03 số liên tiếp các nội dung của giấy phép.

    Điều 11. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung

    Xem thêm: Có thể dùng hộ chiếu thuyền viên để nhập cảnh bằng máy bay không?

    Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung được cấp lại trong trường hợp bị mất, rách, hỏng hoặc thay đổi các nội dung trong giấy phép.

    Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không gửi 01 bộ hồ sơ cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:

    a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Các tài liệu liên quan đến việc thay đổi nội dung Giấy phép (nếu có).

    Đối với giấy phép cấp lại do thay đổi nội dung (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này):

    a) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định;

    b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

    Đối với giấy phép cấp lại do bị mất, rách, hỏng:

    Xem thêm: Cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam

    a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải;

    b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

    Giấy phép cấp lại phải có nội dung quy định hủy bỏ giấy phép đã bị mất, rách, hỏng hoặc thay đổi nội dung. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải thông báo tới Cục Hàng không Việt Nam để trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Điều 12. Hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung

    Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:

    a) Không duy trì đủ vốn tối thiểu trong quá trình hoạt động;

    b) Cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;

    c) Không bắt đầu khai thác vận tải hàng không trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép;

    Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không

    d) Ngừng khai thác vận tải hàng không 12 tháng liên tục;

    đ) Không được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;

    e) Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay bị thu hồi, hủy bỏ quá 12 tháng mà không được cấp lại;

    g) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép;

    h) Cố ý vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 8, khoản 2 Điều 9, khoản 7 Điều 10 của Nghị định này;

    i) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng;

    k) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh hàng không, an toàn hàng không, tổ chức bộ máy điều hành và hoạt động khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động hàng không chung;

    l) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không;

    Xem thêm: Tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

    m) Không còn đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp Giấy phép bị hủy bỏ, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định hủy bỏ giấy phép và doanh nghiệp phải chấm dứt ngay việc kinh doanh vận tải hàng không.

    Tổ chức, cá nhân được phép đề nghị cấp lại giấy phép sau 01 năm kể từ ngày giấy phép bị hủy bỏ.

    Chương III

    KINH DOANH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

    Điều 13. Điều kiện kinh doanh cảng hàng không, sân bay

    Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương trong trường hợp: Thành lập doanh nghiệp cảng hàng không; chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp cảng hàng không cho nhà đầu tư nước ngoài.

    Được cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không, sân bay khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này.

    Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không?

    Điều 14. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không

    Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:

    a) Tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn khai thác cảng hàng không theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;

    b) Hệ thống trang thiết bị và các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.

    Đáp ứng các điều kiện về vốn như sau:

    a) Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp cảng hàng không đối với kinh doanh cảng hàng không nội địa: 100 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh cảng hàng không quốc tế: 200 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ.

    Chương IV

    Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

    KINH DOANH DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG

    Điều 15. Điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

    Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:

    a) Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách;

    b) Dịch vụ khai thác khu bay;

    c) Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa;

    d) Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không;

    đ) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;

    Xem thêm: Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện cho hàng không nước ngoài

    e) Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;

    g) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không;

    h) Dịch vụ kỹ thuật hàng không;

    i) Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.

    Doanh nghiệp được phép thực hiện kinh doanh các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

    Dịch vụ khai thác khu bay do doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý kết cấu hạ tầng sân bay cung cấp.

    Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được tổ chức theo quy định tại Điều 195 Luật hàng không dân dụng Việt Nam cung cấp.

    Điều 16. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

    Xem thêm: Nghĩa vụ tối thiểu của hãng hàng không đối với chuyến bay bị chậm

    Phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, khả năng đáp ứng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.

    Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ hàng không liên quan tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;

    b) Có đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;

    c) Đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật khác có liên quan;

    d) Đáp ứng điều kiện về vốn tương ứng quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

    Điều 17. Điều kiện về vốn

    Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay:

    Xem thêm: Nghĩa vụ tối thiểu của hãng hàng không đối với chuyến bay bị hủy

    a) Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: 30 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa: 30 tỷ đồng Việt Nam;

    c) Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ đồng Việt Nam.

    Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay, tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

    Điều 18. Thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

    Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Bản chính văn bản xác nhận vốn;

    Xem thêm: Thủ tục đăng ký quốc tịch tàu bay

    c) Bản sao tài liệu chứng minh về bộ máy tổ chức, đội ngũ nhân viên được cấp chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu chuyên môn khai thác tại cảng hàng không, sân bay;

    d) Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy phép phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.

    Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời hướng dẫn người đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

    Cục Hàng không Việt Nam thông báo về việc cấp giấy phép cho Cảng vụ hàng không để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

    Điều 19. Thủ tục cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

    Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không được cấp lại trong trường hợp bị mất, rách, hỏng hoặc thay đổi các nội dung trong giấy phép.

    Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:

    Xem thêm: Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

    a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Các tài liệu có liên quan đến việc thay đổi nội dung giấy phép (nếu có).

    Đối với giấy phép cấp lại do thay đổi nội dung: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trường hợp không cấp phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.

    Đối với giấy phép cấp lại do bị mất, rách, hỏng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp lại giấy phép hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp cho người đề nghị.

    Cục Hàng không Việt Nam thông báo về việc cấp lại giấy phép cho Cảng vụ hàng không để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

    Điều 20. Hủy bỏ Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

    Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

    a) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình đề nghị cấp giấy phép;

    Xem thêm: Tư vấn thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh trực tuyến

    b) Không duy trì mức vốn tối thiểu liên tục trong quá trình hoạt động;

    c) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh quốc phòng;

    d) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp;

    đ) Bị Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo lần thứ ba trong thời hạn 12 tháng mà không khắc phục được;

    e) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, điều kiện kinh doanh, giá dịch vụ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường;

    g) Không bắt đầu cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép.

    Cục Hàng không Việt Nam ban hành quyết định về việc giấy phép bị hủy bỏ hiệu lực, nêu rõ lý do. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải chấm dứt ngay việc cung cấp dịch vụ theo quyết định đã được ban hành.

    Nghi-dinh-92-2016-CP-ban-hanh-ngay-01-thang-07-nam-2016

    Xem thêm: Đăng ký thêm ngành vận tải hàng hóa hàng không cần điều kiện gì?

    >> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Chương V

    DỊCH VỤ THIẾT KẾ, SẢN XUẤT, BẢO DƯỠNG, THỬ NGHIỆM TÀU BAY, ĐỘNG CƠ TÀU BAY, CÁNH QUẠT TÀU BAY VÀ TRANG THIẾT BỊ TÀU BAY

    Điều 21. Điều kiện cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam

    Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng.

    Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng

    a) Có đội ngũ nhân viên bảo dưỡng được đào tạo về chuyên môn, về an toàn hàng không theo các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công;

    b) Có các trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm sử dụng trong sản xuất hoặc để xác định tính đủ điều kiện bay được hiệu chuẩn đáp ứng các tiêu chuẩn được chấp thuận và có khả năng truy nguyên tới các tiêu chuẩn do tổ chức thiết kế của trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm đó;

    Xem thêm: Điều kiện vốn trong kinh doanh vận tải hàng không?

    c) Có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng;

    d) Có bộ máy điều hành được đào tạo phù hợp với năng lực về hàng không dân dụng cho các vị trí: Quản lý bảo dưỡng nội trường, quản lý bảo dưỡng ngoại trường, quản lý xưởng bảo dưỡng thiết bị, quản lý đảm bảo chất lượng.

    Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.

    Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam đối với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam.

    Điều 22. Điều kiện của cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam

    Có cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn đáp ứng đủ các yêu cầu về tổ chức bộ máy; cơ sở vật chất; điều kiện làm việc; quy trình chế tạo, thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm; vật liệu sử dụng; đội ngũ nhân viên theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.

    Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận loại do Cục Hàng không Việt Nam cấp.

    Chương VI

    KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY

    Điều 23. Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

    Có cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và hệ thống kỹ thuật, thiết bị được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác khi đáp ứng các yêu cầu về hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình khai thác đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.

    Đáp ứng các điều kiện về vốn như sau:

    a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;

    b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không có tỷ lệ vốn nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

    Chương VII

    KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

    Điều 24. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

    Được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

    Yêu cầu về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên quy định, tại Điều 25, 26 của Nghị định này;

    Yêu cầu về chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

    Điều 25. Yêu cầu tối thiểu về phòng học, trang thiết bị, cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

    Cơ sở thực hành, phòng thực tập phải có diện tích và không gian phù hợp với thiết bị, máy móc được sử dụng và đảm bảo điều kiện tối thiểu theo quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

    Trang thiết bị phục vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ một số chuyên ngành phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    a) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay: Có tàu bay huấn luyện, buồng lái giả định; thiết bị kiểm tra phi công, luyện tập thể lực;

    b) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không: Có mô hình khoang tàu bay được trang bị đủ hệ thống an ninh, an toàn, khẩn nguy, cấp cứu, hệ thống dưỡng khí và các dụng cụ phục vụ hành khách trên tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép hoặc phê chuẩn;

    c) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay: Có tàu bay học cụ được trang bị thiết bị điện, điện tử, thông tin liên lạc còn hoạt động; dụng cụ thực hành về cơ giới, điện, điện tử, công nghệ thông tin, sơ đồ kết cấu tàu bay phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

    d) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên không lưu: Có hệ thống huấn luyện giả định cho nhân viên không lưu (trừ nhân viên thực hiện nhiệm vụ thủ tục bay, thông báo – hiệp đồng bay, đánh tín hiệu) phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

    đ) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không: Có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

    e) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không: Có các thiết bị hoặc mô hình giả định và phần mềm giảng dạy an ninh soi chiếu hành khách, hành lý, hàng hóa; các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm; phòng thực hành có trang thiết bị giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

    g) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không: Có hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

    h) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không: Có thiết bị và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

    i) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều độ, khai thác bay: Có các tài liệu liên quan đến tính năng, kỹ thuật các loại tàu bay đang khai thác, phần mềm về điều độ, khai thác bay; các thiết bị thực hành và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các tài liệu khác phù hợp với yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO);

    k) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay: Có thiết bị, phương tiện thực hành, bãi tập, tài liệu hướng dẫn khai thác thiết bị, phương tiện phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

    l) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay: Có trang thiết bị, tài liệu, hệ thống thông tin, dữ liệu, phần mềm hướng dẫn thực hành khai thác phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, tài liệu hướng dẫn khai thác;

    m) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng: Có quy trình xây dựng, thiết kế phương thức bay và khai thác phương thức bay, hệ thống bản đồ hàng không, hệ thống thông tin, dữ liệu và trang thiết bị phục vụ công tác thiết kế phương thức bay phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

    n) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên tìm kiếm cứu nạn hàng không: Có sơ đồ, mô hình tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn hàng không, quy trình tổ chức tìm kiếm cứu nạn; các tình huống giả định, băng hình diễn tập tìm kiếm cứu nạn hàng không; hệ thống thiết bị, bảng các ký hiệu mã, cốt quốc tế liên quan đến hoạt động bay dân dụng và hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;

    o) Đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng theo quy định.

    Điều 26. Giáo viên của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

    Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải có đủ giáo viên lý thuyết, giáo viên thực hành để đảm bảo mỗi môn học chuyên ngành hàng không phải có ít nhất 01 giáo viên giảng dạy. Cơ sở đào tạo, huấn luyện có thể duy trì các hình thức giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không, số lượng giáo viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện không được lớn hơn 50% số lượng giáo viên chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo.

    Tiêu chuẩn giáo viên chuyên ngành hàng không

    a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo và dạy nghề; đối với giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;

    b) Đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không tương ứng;

    c) Có chứng chỉ chuyên môn hoặc có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến môn giảng dạy.

    Điều 27. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

    Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không;

    c) Danh sách giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ, tóm tắt quá trình công tác của giáo viên phương án đội ngũ giáo viên thỉnh giảng kèm theo bản sao thỏa thuận giữa cơ sở với giáo viên đó hoặc đơn vị chủ quản của giáo viên đó;

    d) Báo cáo về cơ sở vật chất: Phòng học, trang thiết bị, cơ sở hoặc nơi thực hành phù hợp với nội dung đào tạo;

    đ) Báo cáo về chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, huấn luyện lý thuyết, thực hành liên quan đến từng môn học;

    e) Báo cáo về hệ thống tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và hệ thống văn bản quản lý đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở; yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan, chỉnh sửa tài liệu; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không cho cơ sở đề nghị theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.

    Điều 28. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

    Giấy chứng nhận được cấp lại trong trường hợp bị mất, rách, hỏng hoặc có thay đổi trong nội dung giấy chứng nhận.

    Hồ sơ đề nghị cấp lại bao gồm:

    a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Các tài liệu liên quan đến việc thay đổi nội dung giấy chứng nhận (nếu có).

    Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận do bị mất, rách, hỏng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy chứng nhận hoặc thông báo từ chối cấp bằng văn bản, nêu rõ lý do.

    Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở; yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan; cấp lại giấy chứng nhận hoặc thông báo từ chối cấp lại giấy chứng nhận bằng văn bản, nêu rõ lý do.

    Điều 29. Hủy bỏ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

    Giấy chứng nhận bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

    a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không;

    b) Cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận;

    c) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận;

    d) Cố ý vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;

    đ) Không duy trì đủ điều kiện theo giấy chứng nhận đã được cấp;

    e) Giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa.

    Trong trường hợp giấy chứng nhận bị hủy bỏ, Cục Hàng không Việt Nam ra quyết định hủy bỏ giấy chứng nhận; cơ sở đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải chấm dứt ngay việc kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ theo quyết định của Cục Hàng không Việt Nam.

    Chương VIII

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 30. Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng

    Hoạt động đúng mục đích, nội dung ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp.

    Duy trì đủ điều kiện được cấp giấy phép, giấy chứng nhận theo quy định tại Nghị định này.

    Tuân thủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.

    Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu, hàng năm phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán chấp nhận toàn phần về Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc duy trì vốn tối thiểu theo quy định tại Nghị định này.

    Điều 31. Hiệu luật thi hành

    Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

    Nghị định này bãi bỏ:

    a) Điều 5 đến Điều 19 Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung;

    b) Điều 36, Điều 37, khoản 1 Điều 38, khoản 1, 2 Điều 39 Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

    PHỤ LỤC

    (Kèm theo Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ

    Mẫu số 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không/Giấy phép kinh doanh hàng không chung
    Mẫu số 02 Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không/Giấy phép kinh doanh hàng không chung
    Mẫu số 03 Tờ khai cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
    Mẫu số 04 Giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sây bay
    Mẫu số 05 Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
    Mẫu số 06 Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
    Mẫu số 07 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không

    Mẫu số 01

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

     TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI
    Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không/
    Giấy phép kinh doanh hàng không chung

    Kính gửi: ……………(tên Cơ quan thẩm định hoặc cấp Giấy đăng ký)

    Tôi là: (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa) …………………………………….Nam/Nữ: ……………….

    Chức danh: ………………………………………………………………………………………………………..

    Sinh ngày: ………/……../……. Dân tộc: ……………………………………….Quốc tịch: ……………..

    Chứng minh nhân dân (Thẻ căn cước công dân) hoặc Hộ chiếu số: …………………………
    Ngày cấp:…./……/……… Cơ quan cấp: …………………………………………………………………….

    Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………

    Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………………

    Điện thoại: ………………..Fax: ……………….Email: ……………….Website: ………………………….

    Đại diện theo pháp luật của công ty: ……………………………………………………………………….

    Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………

    Đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không/Giấy phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại với nội dung sau:

    1. Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………

    Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: ………………………………………………………………..

    Tên doanh nghiệp viết tắt: ……………………………………………………………………………………..

    Tên thương mại: ………………………………………………………………………………………………….

    Nhãn hiệu: ………………………………………………………………………………………………………….

    1. Địa chỉ trụ sở chính:

    Điện thoại: ………………..Fax: ……………….Email: ……………….Website: ………………………….

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ……………………………………………………………..

    Do: ……………………………….cấp ngày……….tháng………..năm……….tại …………………………

    1. Ngành, nghề kinh doanh:
    STT Tên ngành, nghề kinh doanh
    1  
    2  
    …  
    1. Vốn điều lệ: …………………………………………………………………………………………………….

    Tổng số: ……………………………………………………………………………………………………………

    – Phần vốn góp của mỗi thành viên được liệt kê tại danh sách thành viên.

    1. Vốn tối thiểu: …………………………………………………………………………………………………..
    2. Tên, địa chỉ chi nhánh: ………………………………………………………………………………………
    3. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện: ………………………………………………………………………….
    4. Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh: ………………………………………………………………………..

    Tôi và các thành viên cam kết:

    – Không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;

    – Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty;

    – Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp chính xác, trung thực của nội dung đề nghị cấp giấy phép.

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

     

     

    NGƯỜI LÀM ĐƠN
    (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

    Kèm theo đơn đề nghị:
    – ……………………;
    – ……………………;
    – …………………….

    Mẫu số 02

    BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

    GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG/
    GIẤY PHÉP KINH DOANH HÀNG KHÔNG CHUNG

    Số: ……………………….

    Ngày cấp: ………………………………………………………………………………………………………….

    Ngày cấp lại lần thứ nhất: ……………………………………………………………………………………..

    Ngày cấp lại lần thứ hai: ……………………………………………………………………………………….

    1. Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………

    2.Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: ……………………………………………………………..

    1. Tên doanh nghiệp viết tắt: ………………………………………………………………………………….
    2. Tên thương mại: ………………………………………………………………………………………………
    3. Địa điểm trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………….
    4. Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: ………………………………………..
    5. Phạm vi kinh doanh

    7.1. Đối với kinh doanh vận chuyển hàng không, bao gồm:

    1. a) Đối tượng vận chuyển (hành khách, hàng hóa, bưu kiện):
    2. b) Loại hình vận chuyển (thường lệ, không thường lệ): ……………………………………………..
    3. c) Phạm vi vận chuyển (quốc tế, nội địa): …………………………………………………………………

    7.2. Đối với kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại

    1. a) Loại hình dịch vụ hàng không chung: ……………………………………………………………………
    2. b) Khu vực cung cấp dịch vụ hàng không chung: ……………………………………………………….
    3. Vốn điều lệ:
    4. a) Tổng số: …………………………………; có hoặc không có vốn nước ngoài: ……………………
    5. b) Chủ sở hữu; danh sách thành viên, cổ đông sáng lập và phần vốn góp của mỗi thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: …………………………………………………………………………………………..
    6. Tên, địa chỉ chi nhánh: ………………………………………………………………………………………
    7. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện: ………………………………………………………………………..
    8. Họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số Chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân) hoặc số Hộ chiếu, nơi cư trú của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………………………..

    1……………………………………………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………………………………………..

     

     

    BỘ TRƯỞNG
    (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

    _______________

    1 Ghi chú: Trường hợp cấp lại do bị mất, bị hỏng, bị rách phải ghi: “Giấy chứng nhận này thay thế cho Giấy chứng nhận đã cấp số…. ngày…..tháng… năm….”

     

    Mẫu số 03

    TÊN DOANH NGHIỆP
    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

    Số: …………………
    V/v đề nghị cấp……

    Hà Nội, ngày……..tháng……..năm 20……

     

    TỜ KHAI CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

    Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam.

    Căn cứ ……………………………………………………………………………………………………………..

    Căn cứ ……………………………………………………………………………………………………………..

    Công ty………… đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không (sân bay)…………………………………………………………………………………………………..

    Thông tin cụ thể như sau:

    1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân (kể cả tên viết tắt và tên giao dịch quốc tế).
    2. Mã số doanh nghiệp:
    3. Địa chỉ trụ sở chính:
    4. Địa chỉ liên lạc: (tên người có trách nhiệm, địa chỉ thư tín, địa chỉ điện tử, điện thoại, fax).
    5. Họ và tên người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức).
    6. Thông tin của người đại diện theo pháp luật (họ và tên, giới tính, dân tộc, số chứng minh thư nhân dân, nơi cấp, ngày cấp).
    7. Loại hình doanh nghiệp: (công ty TNHH, công ty cổ phần…).
    8. Nội dung đề nghị1: yêu cầu nêu rõ nội dung đề nghị và các thông tin kèm theo tùy theo từng nội dung đề nghị (xem phần ghi chú)./.

     


    Nơi nhận
    :
    – ……………………;
    – …………………….

    GIÁM ĐỐC

    _______________

    1 Ghi chú: Đối với đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay: tên địa chỉ của người đề nghị; loại hình dịch vụ cung cấp/địa điểm cung cấp dịch vụ; quy mô cung cấp dịch vụ

    Mẫu số 04

    BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
    CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

    Số: …………./GPCCDV-CHK  

    GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
    TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

    Cấp lần đầu: ………………….

    Cấp lần thứ hai: ……………..

    Cấp lần thứ ba: ……………..

    TÊN, ĐỊA CHỈ CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG:

    …………………………………………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    SỐ, NGÀY CẤP, NƠI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG

    …………………………………………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY NƠI CUNG CẤP DỊCH VỤ:

    …………………………………………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    LĨNH VỰC DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CUNG CẤP:

    …………………………………………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    PHẠM VI CUNG CẤP DỊCH VỤ

    …………………………………………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    GHI CHÚ:

    …………………………………………………………………………………………………………………….

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    Ngày, tháng, năm cấp:
    ………/……../…………
    CỤC TRƯỞNG

     

     

         

    Mẫu số 05

    TÊN CƠ SỞ:………
    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

     

    …….., ngày……..tháng……..năm 20……

     ĐƠN ĐỀ NGHỊ
    CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

    Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam.

    Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh): ……

    ………………………………………………………………………………………………………………………..

    Tên cơ sở viết tắt (nếu có): …………………………………………………………………………………..

    Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh): ………………..

    Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh số: …………………………………………………………..

    Do: …………….cấp ngày …………tháng…………. năm …………tại …………………………………..

    Lĩnh vực hoạt động chính: ……………………………………………………………………………………

    Vốn điều lệ: …………………….Số tài khoản: ………………………Tại Ngân hàng: ……………….

    Điện thoại: …………..Fax:, ………………..Email: ……………….Website (nếu có):……………….

    Đại diện theo pháp luật

    Họ và tên: …………………………………….Chức vụ: ………………….Quốc tịch: …………………..

    Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không (phần dành cho cơ sở là tổ chức trực thuộc pháp nhân)

    – Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá: ……………………………………………….

    – Địa chỉ cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá hoặc chi nhánh (nếu có):

    + Cơ sở 1: …………………………………………..+ Cơ sở 2: ……………………………………………..

    được thành lập theo Quyết định số …………, ngày……….của ……………………………………..

    – Điện thoại: …………………….Fax: ………………………………..E.mail: ………………………………

    – Phạm vi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá: ………………………………………………….

    – Quy mô đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá: ………………………………………………….

    Chúng tôi cam kết:

    Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung văn bản đề nghị, hồ sơ kèm theo và chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nói chung và phạm vi hoạt động được quy định trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không./.

     

     

    THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ
    (Ký tên, đóng dấu)

    Mẫu số 06

    TÊN CƠ SỞ:………
    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————

     

    …….., ngày……..tháng……..năm 20……

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ

    CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG

    Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam.

    Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh): …….

    ………………………………………………………………………………………………………………………..

    Tên cơ sở viết tắt (nếu có): ……………………………………………………………………………………

    Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):………………….

    Điện thoại: ……………..Fax: ………………….Email: ………………Website (nếu có)……………….

    Đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………………………………..

    Họ và tên: …………………………………………………..Chức vụ: ………………………………………..

    Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………………………….

    Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp lại/sửa đổi/bổ sung nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không (Phần dành cho cơ sở là tổ chức trực thuộc pháp nhân)

    – Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ: …………………………………………………………….

    – Giấy chứng nhận được cấp số: ……………………….ngày …………nơi cấp …………………….

    – Lý do xin cấp lại: ……………………………………………………………………………………………….

    Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nói chung và phạm vi hoạt động được quy định trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.

     

      THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ
    (Ký tên, đóng dấu)

     

    Mẫu số 07

    BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
    CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
    MINISTRY OF TRANSPORT
    CIVIL AVIATION
    AUTHORITY OF VIET NAM
    ——-

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
    Independence-Freedom-Happiness
    —————

    Số/ N°:       /GCN-CHK  

     GIẤY CHỨNG NHẬN
    CƠ
    SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
    NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
    CERTIRICATE
    OF COMPETENCE TO PROVIDE PROFESSIONAL TRAINING
    FOR AVIATION PERSONNEL

    CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
    CHỨNG NHẬN

    DIRECTOR GENERAL OF CIVIL AVIATION AUTHORITY OF VIETNAM
    CERTIFIES THAT

    Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ …………………………..

    Đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định tại
    …………………………………………………………………………………………………………………….
    với (các) chức danh: …………………………………………………………………..

    Training/Language Proficiency Assessment Organization …………………

    Is qualified to provide professional training for aviation personnel in accordance with
    ………………………………………………………………………………………………………………..
    for the following position (s):………………………………………………………………………..

     

    Hà Nội, ngày   tháng    năm 20…
    Ha Noi, day  
     month    year 20...

    Số QĐ/Decision N°: ………/QĐ-CHK
    Có giá trị từ ngày (Validity from):
    …………đến ngày (to): ………………..

    CỤC TRƯỞNG
    DIRECTOR GENERAL

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 31.065 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Quy định về cung ứng dịch vụ hàng không
    - Điều chỉnh thông tin người đại diện theo pháp luật
    - Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
    - Các hành vi bị nghiêm cấm trong an toàn, vệ sinh lao động
    - Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
    - Quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật

    Hàng không

    Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Thông tư 02/2014/TT-BKHCN ngày 31 tháng 03 năm 2020
    Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 09 năm 2020
    Nghị định 135/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết tuổi nghỉ hưu mới nhất
    Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động mới nhất
    Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2019
    Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 08 năm 2020
    Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020
    Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018
    Các tin mới nhất
    So sánh bồi thường thiệt hại dân sự và bồi thường thiệt hại thương mại
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
    Thông tin trung tâm Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Quy định về đối tượng và thời gian tham gia huấn luyện an toàn lao động
    30/11/2020
    Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay
    21/08/2020
    Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động
    19/01/2020
    Có thể dùng hộ chiếu thuyền viên để nhập cảnh bằng máy bay không?
    11/08/2015
    Luật hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi năm 2014
    16/02/2018
    Nghị định 32/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2016
    11/08/2015
    Quy định về cung ứng dịch vụ hàng không
    19/02/2019
    Cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam
    11/08/2015
    Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
    27/10/2020
    Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
    11/08/2015