Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. Xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng theo Luật cạnh tranh và Luật các tổ chức tín dụng.
Theo quy định của
– Đây là hành vi cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực nhất định như ngân hàng, bảo hiểm, may mặc….
– Hành vi này phải nhằm tới những dối thủ cạnh tranh cụ thể, xác định được trên một phân khúc thị trường;
– Trái với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh hoặc trái với pháp luật;
– Có thể gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, Nhà nước hoặc các lợi ích xã hội khác.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của
Điều 39. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm:
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3. ép buộc trong kinh doanh;
4. Gièm pha doanh nghiệp khác;
5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;
9. Bán hàng đa cấp bất chính;
10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.
Theo quy định của
“Điều 9. Hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghiêm cấm hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này.”
Từ quy định về hành vi cạnh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh và
– Cung cấp thông tin dễ gây hiểu lầm có tác hại cho tổ chức tín dụng khác và khách hàng. Trong hoạt động ngân hàng, việc cung cấp thông tin gây hiểu nhầm có thể được thể hiện như sau:
+ Sử dụng tên gọi, logo, chỉ dẫn địa lý dễ gây nhầm lẫn với các tổ chức tín dụng nước ngoài, khiến cho khách hàng tưởng nhầm dịch vụ đó do tổ chức tín dụng uy tín hoặc nổi tiếng cung cấp.
+ Cung cấp thông tin sai sự thật về các chiến lược trong tương lai với các đối tác nước ngoài như: Đối tác nước ngoài mua cổ phần, ký kết
– Xâm phạm bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng.
“Điều 41. Xâm phạm bí mật kinh doanh
Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:
1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
2. Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
4. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.”
Theo quy định này, bí mật kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm những bí mật liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng (trừ những bí mật mà theo quy định của pháp luật phải công khai), bí mật liên quan đến tài khoản của khách hàng.Những thông tin liên quanđến chiến lược phát triển của tổ chức tín dụng, cá hợp đồng giao dịch, tình hình tài chính…đều được coi là những bí mật kinh doanh. Ngoài ra, những thông tin liên quan đến khách hàng gửi tiền cũng được coi là thông tin mật và pháp
Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng có thể là:
+ Tiếp cạn thông tin, phá hệ thống bảo mật của tổ chức tín dụng nhằm chiếm đoạt những thông tin bảo mật của tổ chức tín dụng.
+ Tiết lộ những thông tin thuộc bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng mà không được phép
+Lừa gạt, mua chuộc, lợi dụng lòng tin của nhân viên bảo mật của tổ chức tín dụng cạnh tranh nhằm thu nhập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng này.
+ Tiếp cận thông tin, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng này làm các thủ tục hành chính nhà nước hoặc dùng các biện pháp thâm nhập hệ thống thông tin bảo mật của cơ quan nhà nước để chiếm đoạt thông tin về tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.
– Hành vi ép buộc khách hàng trong kinh doanh. Điều 42 Luật Cạnh tranh quy định cấm các doanh nghiệp ép buộc khách hàng ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác hoặc không giao dịch với doanh nghiệp đó. Hành vi ép buộc khách hàng xảy ra khi doanh nghiệp lạm dụng vị trí của mình để đưa ra những yêu cầu không hợp pháp đối với khách hàng nhằm ràng buộc khách hàng chỉ giao dịch với mình. Trong hoạt động ngân hàng hành vi ép buộc khách hàng thể hiện trong việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng kèm theo các điều kiện bất hợp lý như: chỉ được sử dụng các dịch vụ kèm theo do ngân hàng đó cung cấp hoặc phải mở tài khoản duy nhất ở ngân hàng đó mà không được có tài khoản ở ngân hàng khác…
Hành vi của ngân hàng trong những trường hợp này bị coi là vi phạm quyền lợi của khách hàng trong việc lựa chọn dịch vụ mình cần cũng nư vi phạm quyền tự do kinh doanh của cá tổ chức tín dụng khác.
– Hành vi gièm pha các tổ chức tín dụng khác: Điều 43 Luật cạnh tranh quy định gièm pha các doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu tới uy tín và tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó.
Trong hoạt động ngân hàng, hành vi gièm pha các tổ chức tín dụng khác được thể hiện như: Nói xấu các tổ chức tín dụng khác, tung tin không chính xác về tình hình tổ chức hoặc hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khác nhằm gây khó khăn cho hoạt động của tổ chức này.
– Hành vi gây rối kinh doanh của các tổ chức tín dụng khác. Đây là hành vi trực tiếp hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng khá. Hành vi này trên thực tế ít khi xảy ra. Mặc dù vậy, có thể kể đến chi nhánh của một ngân hàng có hành vi cản tở hoạt động bình thường của một chi nhánh khác trên địa bàn thông qua hành vi thuê người đứng tại chi nhánh đó cản trở giao dịch của khách hàng và chi nhánh đó hoặc tìm cách phá hoại hệ thông máy tính nối mạng của chi nhánh đó khiến việc thanh toán qua chi nhánh đó bị gián đoạn hoặc không thực hiện được. Những hành vi này nếu ở mức độ nhẹ xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh, nếu nặng thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
– Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh có thể là hành vi quảng cáo sai sự thật vè mình. Đối với một tổ chức kinh doanh thông thường, hành vi này có thể gây nhầm lẫn và dẫn đến hậu quả không nhỏ đối với một bộ phận khách hàng. Tuy nhiên, hậu quả của quảng cáo sai sự thật của một tổ chức tín dụng sẽ lớn hơn nhiều bởi lẽ số lượng khách hàng lớn hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn và cao hơn hết là có thể dẫn đến sự mất niềm tin của khách hàng vào cả hệ thống ngân hàng.Trong lĩnh vực ngân hàng, hành vi quảng cáo sai sự thật có thể được thể hiện như tổ chức tín dụng quảng cáo sai sự thật về khả ăng tài chính, số lượng chi nhánh, mạng lưới phục vụ, chất lượng và số lượng dịch vụ, dội ngũ nhân viên… Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể là hành vi so sánh dịch vụ mình cung cấp với dịch vụ của các tổ chức tín dụng khác theo hướng làm giảm uy tín của tổ chức tín dụng khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng để nhằm làm giảm lượng khách hàng của các tổ chức tín dụng này.
Bắt chước sản phẩm quảng cáo của một tổ chức tín dụng khác cũng thuộc nhóm hành vi này. Việc bắt chước như vậy sữ làm cho khách hàng nhầm lẫn về dịch vụ mình cung cấp là dịch vụ mà khách hàng đã biết và tín nhiệm trước đó do tổ chức tín dụng khác cung cấp.
– Lạm dụng cơ chế lãi suất trong cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường. Nhà nước trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. các tổ chức tín dụng được quyền ấn định lãi suất kinh doanh của mình trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố trong từng thời kỳ. mặc dù vậy, vẫn có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc lạm dụng cơ chế lãi suất mở. Có thể xem xét hai thành tố của cơ chế lãi suất: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Hai thành tố này có mối quan hẹ chặt chẽ với nhau và quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bởi lẽ phần lớn lợi nhuận của ngân hàng Việt Nam hiện nay thư được đều từ sự chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong hoạt động ngân hàng truyền thống là đi vay để cho vay. Trong thời gian qua, các ngan hàng đã tham gia vào “cuộc chiến lãi suất tiền gửi” nhằm mục đích tăng thị phần huy động vốn của mình. Để thực hiện được điều này, các ngân hàng đua nhau nâng mức lãi suất huy động tiền gửi trong dân cư mà không cần hiệu quả kinh tế cao. Nếu việc đưa ra lãi suất huy động cao dựa trên cơ sở sự tính toán hiệu quả kinh tế và có lợi nhuận thì đây là cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, nếu lãi suất được đưa trên cơ sở tổ chức tín dụng chấp nhận lỗ để dành thị phần thì đây lại là cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể hiện diện trong hoạt động cho vay. Bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, các ngân hàng dưới sức ép của cạnh tranh và vì chạy theo lợi nhuận mà có hể bỏ qua các quy định an toàn của Ngân hàng nhà nước.
– Khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Hoạt động khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức tín dụng. Trong cuộc chiến lãi suất, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình khuyến mãi như bố thăm trúng thưởng hoặc tặng quà nhằm thu hút người gửi tiền. Mặc dù vậy vẫn có những hoạt dộng khuyến mãi có thể bị coi là cạnh tranh không lành mạnh và bị pháp luật cấm. Điều 46 Luật cạnh tranh đưa ra một số hình thức khuyến mại bị cấm.
– Phân biệt đối xử của hiệp hội. Hiện nay, các tổ chức kinh tế được tự do thỏa thuận thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp để giúp nhau hoạt động và bảo vệ cho quyền lợi của mình. Ở Việt Nam đã có Hiệp hội ngân hàng Việt Nam. Điều đặc biệt là các hiệp hội này phải không được có những hoạt động mang tính phân biệt đối xử với các tổ chức tín dụng. Tất cả các tổ chức tín dụng là thành viên của Hiệp hội phải được đối xử bình đẳng như nhau. Nghiêm cấm việc hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các tổ chức tín dụng là thành viên.
– Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ: Hoạt động mua bán vàng, ngoại tệ là hoạt động kinh doanh bình thường của cá tổ chức tín dụng nếu được Ngân hàng nhà nước cấp phép. Tuy nhiên, nếu một tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng lợi dụng quyền này, thỏa thuận đầu cơ nhằm lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ thì hậu quả sẽ rất tai hại. Hành vi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh bình thường trong lĩnh vực ngân hàng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng khác.