Lái xe gây thiệt hại đối với tài sản của người khác xử lý như thế nào? Trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường.
Lái xe gây thiệt hại đối với tài sản của người khác xử lý như thế nào? Trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Cổng ngõ nhà e đổ từ năm 2001 cố định chắc chắn đến năm 2010 xe tải 3,5 tấn nhà hàng xóm đã làm đổ và đã chấp vá lại không như mong muốn. Tiếp tục đến 5/6/2016 lại va vào bị nứt toác cổ trần và 2 trụ. Em đã yêu cầu phải làm lại mới hoàn toàn nhưng chủ xe không đồng ý. E phải làm gì thư luật sư.?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009;
2. Luật sư tư vấn:
Trường hợp 1, Nếu hành vi của ông hàng xóm là do lỗi vô ý.
Căn cứ theo Điều 608 Bộ luật dân sự 2005 quy định rõ về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể ở đây là thiệt hại về tài sản như sau:
“Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”
Như vậy, trong trường hợp này, ông hàng xóm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo quy định của pháp luật, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại, hình thức bồi thường thiệt hại bằng tiền, bằng hiện vật, hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Nếu ông hàng xóm không chịu bồi thường thì chị có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện nơi cư trú của bạn để yêu cầu ông hàng xóm bồi thường thiệt hại.
Trường hợp 2, lỗi của ông hàng xóm là lỗi cố ý. Bạn tố cáo về hành vi của ông hàng xóm và ông hàng xóm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điểm a, Khoản 2, Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
"2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;"
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 143, Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về “tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” như sau:
“Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Như vậy, thứ nhất, người này phải có hành vi hủy hoại tài sản, tức là hành vi làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được hoặc khó có thể khôi phục lại được; hoặc hành vi làm hư hỏng tài sản, tức là hành vi làm giảm đi một phần giá trị sử dụng của tài sản và tài sản đó có thể được khôi phục lại (một phần hoặc như cũ). Trường hợp này, hành vi chạy xe máy đụng vào tường nhà bạn của người hàng xóm có thể được xem xét là hành vi làm hư hỏng tài sản.
Thứ hai, lỗi của người thực hiện hành vi phải là lỗi cố ý. Trường hợp này, bạn có thể chứng minh lỗi cố ý của người hàng xóm với việc bạn đã góp ý, nhưng người hàng xóm vẫn tiếp tục hành vi vi phạm với mức độ mạnh hơn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba, hành vi của người phạm tội phải gây ra hậu quả trên thực tế. Cụ thể, tài sản bị xâm phạm phải bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng với giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Nếu có đủ căn cứ trên bạn có thể làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an.
Bạn có thể tham khảo các quy định trên để yêu cầu nhà hàng xóm khắc phục hậu quả về hành vi của họ.