Ngủ trong giờ làm việc có vi phạm pháp luật lao động không? Xử lý như thế nào khi không thực hiện đúng hợp đồng lao động.
Ngủ trong giờ làm việc có vi phạm pháp luật lao động không? Xử lý như thế nào khi không thực hiện đúng
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm bảo vệ cho ký túc xá một trường đại học. An ninh tại đây rất tốt. Ca 3 hai người có thể chia nhau ngủ vài giờ để đảm bảo sức khỏe có phạm luật không? Xin cảm ơn! ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Lao động 2012;
– Nghị định 45/2013/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động thì giữa người lao động vàn người sử dụng lao động phải giao kết
Theo quy định tại “
"1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Theo đó, bạn có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng
Và theo quy định của “
"Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào
nội quy lao động ."
Theo quy định tại
Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
…
"Điều 5. Nghỉ trong giờ làm việc1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.
2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc."
Theo quy định trên, trường hợp pháp luật lao động rõ quy định thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi để đảm bảo điều kiện làm việc và sức khỏe làm việc của người lao động. Cho nên trong hợp đồng lao động cũng tuân theo quy định của pháp luật và dựa trên công việc sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về thời gian nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường. Vì vậy, Ca 3 hai người chia nhau ngủ vài giờ để đảm bảo sức khỏe đối với trường hợp của bạn là làm bảo vệ ở trường đại học nên bạn có thể căn cứ theo quy định trích dẫn ở trên và hợp đồng lao động của bạn để xem xét thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc là bao lâu. Trong trường hợp bạn thực hiện không đúng quy định của hợp đồng lao động, nội quy lao động thì chủ sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với bạn theo đúng quy định pháp luật.