Chủ hộ khẩu chết có làm lại được sổ hộ khẩu không? Điều kiện, thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu, chỉnh sửa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chủ hộ khẩu chết có làm lại được sổ hộ khẩu không? Điều kiện, thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu, chỉnh sửa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
E chào luật sư! Cho e hỏi trường hợp chủ hộ mất có phải làm lại sổ hộ khẩu,chỉnh sửa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không và thủ tục làm lại như thế nào, trong thời gian bao lâu? Kính mong nhận được phản hồi của luật sư trong thời gian sớm nhất.E cảm ơn.?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật đất đai 2013;
– Luật cư trú 2006;
– Luật hộ tích 2014;
– Thông tư 35/2014/TT-BCA.
2. Luật sư tư vấn:
Vấn đề thứ nhất: Chủ hộ mất có phải làm lại sổ hộ khẩu không? Thủ tục như thế nào? Trong thời gian bao lâu?
Theo quy định Luật đất đai 2013 có quy định người sử dụng đất và nhà ở phải là người còn sống và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Nên khi chủ hộ mất thì bắt buộc phải làm lại sổ hộ khẩu vì liên quan đến vấn đề chia di sản thừa kế, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Thủ tục xin cấp lại sổ được thực hiện như sau:
Thứ nhất, bạn phải đăng ký khai tử cho người chủ hộ mất:
Theo Điều 32, Điều 33, Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền, thời hạn và thủ tục đăng ký khai tử như sau: trong vòng 15 ngày kể từ ngày chủ hộ mất, thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử. Nơi thực hiện đăng ký khai tử được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết. Người đi khai tử phải nộp giấy báo tử hoặc giấy tờ thay giấy báo tử. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai tử và giấy chứng tử. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính giấy chứng tử. Bản sao giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử.
Thứ hai, mang giấy chứng tử lên Công an xã xin cấp lại sổ hộ khẩu và kèm theo hồ sơ đổi lại sổ hộ khẩu:
Theo khoản 1 Điều 29 Luật cư trú 2006 có quy định về điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu như sau:
“1. Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật cư trú 2006 quy định: “Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.”
Vì vậy, trường hợp chủ hộ mất thì có thể thay thế thành viên khác trong gia đình làm chủ hộ khẩu với điều kiện người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chết năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA, hồ sơ cấp lại sổ hộ khẩu gồm có:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu KH02). Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo cáo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
* Nơi nộp hồ sơ cấp lại sổ hộ khẩu:
-Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nôp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
-Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
-Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
* Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp lại sổ hộ khẩu cho công dân (Khoản 3 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA)
* Lệ phí: Tại b.1 điểm b khoản 2 Điều 3
Như vậy, bạn có thể nộp hồ sơ lên Công an (tùy nơi bạn sinh sống) để xin cấp lại sổ hộ khẩu. Trong hồ sơ phải có phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu được xác nhận bởi Công an xã, phường nơi bạn sinh sống. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, Công an sẽ cấp lại sổ hộ khẩu cho bạn. Lệ phí cấp lại không quá 20.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Vấn đề thứ hai: Có được chỉnh sửa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Thủ tục như thế nào?
Bạn không thể chỉnh sửa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi vì khi chủ hộ mất không để lại di chúc nên vấn đề này liên quan đến chia di sản thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 676 “
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:
a, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, bà ngoại, ông ngoại, bà ngoại.
c, Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Vì bạn cung cấp thông tin không đầy đủ nên bạn phải xác định tài sản mà người chết để lại những ai sẽ được hưởng toàn bộ hoặc là một phần theo quy định tại Điều 676 “
Sau đó những người được hưởng di sản đó sẽ thỏa thuận với nhau (trong trường hợp nhiều người được hưởng) để thống nhất ai sẽ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.
Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền là việc thực hiện thủ tục ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm b, Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 có quy định:
“Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
b, Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên.”
Theo khoản 5 Điều 9
“- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Một trong các loại giấy tờ gồm: Biên bản hòa giải thành (trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi ranh giới thửa đất thì có thêm quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền), hợp đồng hoặc
văn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất;– Trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải có sổ hộ khẩu kèm theo; trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ và chồng phải có sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận kết hôn hoặc ly hôn kèm theo.”
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm nhận hồ sơ và thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 85
Lệ phí địa chính: Chứng nhận đăng ký biến động đất đai không quá 28.000 đồng/ lần theo quy định tại b.3 điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC.