Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để chia tài sản theo di chúc.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi muốn tư vấn về nội dung sau: Me chồng tôi có ba người con trai, người con trai thứ 2 là chồng tôi mất năm 2007, vợ chồng tôi có một con gái. Năm 2013 mẹ chồng tôi có để lại di chúc viết tay với nội dung là : Đồng ý cho 2 người con trai đứng tên căn nhà của bà, nhưng di chúc cũng nói là tài sản của bà chia làm 3 phần, 2 phần của 2 người con trai, còn phần còn lại chia đều cho 5 đứa cháu trong đó có con gái của tôi và người chồng đã mất. Tài sản của bà chỉ có căn nhà. Vây trong trường hợp này con gái của tôi sẽ được chia như thế nào vì căn nhà của bà lại đồng ý để hai người con trai kia đứng tên rồi.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Việc phân chia di sản được thực hiện bởi người phân chia di sản và người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra. Người phân chia di sản phải phân chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật và được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận. Theo quy định tại Điều 631 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định:
Họp mặt những người thừa kế theo Điều 681 “Bộ luật dân sự năm 2015”.
“1. Sau khi có
thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản”.
Người phân chia di sản theo Điều 682 “Bộ luật dân sự năm 2015”.
“1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.
2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận”.
Thứ tự ưu tiên thanh toán theo Điều 683 “Bộ luật dân sự năm 2015”.
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
“1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
>>> Luật sư
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác”.
Phân chia di sản theo di chúc theo Điều 684 “Bộ luật dân sự năm 2015”.
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.