Yều cầu lối đi qua bất động sản liền kề khi đã có lối đi riêng được không? Đã có lối đi riêng, yêu cầu cầu khởi kiện mở lối đi chung được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật Dương Gia, Tôi rất mong được tư vấn như sau:
Thời xưa, đất nhiều, muốn đi qua đất của nhau thì người ta tự làm bờ để cho mọi người đi chung (1m-1.5m). Khoảng 1997 nhà tôi được cấp giấy sở hữu đất, trong giấy đất không thể hiện giáp ranh và đường đi công cộng cho đến giờ.Trong khoảng 10 năm trước, Nhà nước làm đường lớn mọi người không còn đi đường bờ này nữa (đường: 1m->1.5m), gia đình tôi mới làm cổng rào trên đường này làm lối đi vào nhà từ 10 năm nay. Tuy nhiên bên phía trong còn 1 nhà ở nhưng gia đình này có lối đi khác từ trước đến giờ, thời gian gần đây, gia đình đó cùng 1 số người lớn tuổi (không đi bờ này) làm đơn kiện gia đình tôi và yêu cầu phải mở lại đường này cho gia đình đó đi. Xin cho tôi hỏi, nếu tôi không đồng ý mở đường này cho gia đình phía trong đi thì có đúng luật không vì 10 năm nay gia đình phía trong đã đi đường khác. Rất mong được hồi âm sớm! Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất: Phần đất ngõ hình thành từ trước năm 1997, bạn phải xem phần đất này có thuộc quyền sở hữu của mình hay không, hay thuộc đất sử dụng cho lối đi công cộng để xác minh quyền của bạn đối với phần đất lối đi này.
Thứ hai: Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”
“Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
>>> Luật sư
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Như vậy, điều kiện để yêu cầu có lối đi qua phải là bị vây bọc bởi các bất động sản liền kề mà không có lối đi ra đường công cộng thì mới có quyền yêu cầu về việc mở đường.