Quy định về phương pháp thế chấp tài sản. Phương pháp thế chấp tài sản được quy định tại điều 342 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
Thế chấp tài sản được quy định tại điều 342 “Bộ luật dân sự năm 2015” :
“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Chủ thể của thế chấp tài sản:
Trong quan hệ thế chấp tài sản:
- Bên thế chấp là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia.
- Bên nhận thế chấp là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm.
Ngoài ra các bên cũng phải thỏa mãn điều kiện chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nói chung , phải là người có năng lực hành vi dân sự ( một phần hoặc đầy đủ).
>>> Luật sư
Đối tượng của thế chấp tài sản:
- Tài sản thế chấp là bất động sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp
Theo khoản 1 điều 174 BLDS thì bất động sản bao gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. Những tài sản này có giấy chứng nhận quyền sở hữu, đối với quyền sử dụng đất thì có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp mà các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần bất động sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Tài sản thế chấp là động sản
Bên thế chấp có thể dùng một phần hoặc toàn bộ động sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong trường hợp bên thế chấp dùng toàn bộ tài sản để thế chấp mà tài sản thế chấp có vật chính vật phụ thì cả vật chính vật phụ đều là đối tượng của thế chấp. Nếu bên thế chấp chỉ dùng vật chính hoặc vật phụ để thế chấp thì tài sản thế chấp chỉ là vật chính hoặc vật phụ đó.
- Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất
Thế chấp quyền sử dụng đất cũng là một trong những biện pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó, tài sản dùng để bảo đảm ở đây là quyền sử dụng đất vì vậy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tuân theo các quy định về thế chấp tài sản vừa tuân theo quy định riêng điều chỉnh đối với tài sản đặc biệt đó là đất đai.
- Tài sản thế chấp là tài sản sẽ hình thành trong tương lai
Bên thế chấp có quyền thế chấp tài sản hiện có thuộc sở hữu của mình hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Những tài sản hình thành trong tương lai gồm : tài sản hình thành từ vốn vay , tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết, tài sản đã hình thành là đối tượng phải đăng kí quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản mới được đăng kí theo quy định của pháp luật.
Hình thức thế chấp tài sản
Hình thức thế chấp tài sản được quy định tại Điều 343 “Bộ luật dân sự 2015”.
Việc thế chấp tài sản phải được thành lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Trong trường hợp pháp luật quy định vè việc thế chấp phải có công chứng tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc tại các cơ sở công chứng thì hợp đồng thế chấp có giá trị khi đã được công chứng hoặc chúng thực. Ví dụ như đối với thế chấp quyefn sử dụng đất thì hình thức của hợp đồng là bắt buộc lập thành văn bản có công chứng chứng thực (quy định tại Điều 119 Nghị định 17/2006/NĐ-CP)
Hình thức của hợp đồng thế chấp tài sản có ý nghĩa quan trọng, góp phần cho việc quản lý nhà nước một cách chặt chẽ hơn đối với việc chuyển giao bất động sản. Nếu một bất động sản dùng để thế chấp nhiều nghĩa vụ thì mỗi lần thế chấp đều phải được lập thành văn bản riêng.