Chúng tôi trả tiền bồi thường cho ông D có sai quy định không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang công tác tại một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đang thụ lý giải quyết bồi thường Trách nhiệm dân sự xe cơ giới, Xin Luật sư tư vấn giúp su việc như sau: Ông A là lái xe ô tô của công ty XX tham gia bảo hiểm xe cơ giới tại đơn vị chúng tôi đã gây tai nạn với xe mô tô làm 2 người ngồi trên xe (ông B lái xe và C ngồi sau) bị thương nặng. Theo phân lỗi của CSGT thì do xe mô tô di sai phần đường nên đã đâm vào xe ô tô. Tuy nhiên, ông A phải thỏa thuận bồi thường cho ông B và C là 58 triệu đồng, xe ai người ấy sửa. Nay, ông A làm
– Chúng tôi trả tiền bồi thường cho ông D có sai quy định không? Công ty XX là chủ xe nhưng không làm
– Trường hợp này chúng tôi có được xem xét đến vẫn đề lỗi đối với xe Mô tô trong quá trình giải quyết bồi thường hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005, phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ; Khoản 3 điều 623 BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Trong trường của bạn, ông B bị thiệt hại do lỗi của mình nhưng hoàn toàn không phải do lỗi cố ý (ông B không tự nhiên muốn đâm vào xe ông A để gây tai nạn), bởi vậy ông A vẫn có trách nhiệm phải bồi thường cho dù ông A không có lỗi.
Trong khi đó, Điều 55 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 quy định: “Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.”
Như vậy, cho dù ông A không có lỗi, lỗi thuộc về phía ông B nhưng doanh nghiệp bảo hiểm của bạn vẫn có trách nhiệm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm (Công ty XX) khoản tiền mà Công ty XX phải bồi thường cho ông B.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 53 Luật KDBH 2000, ông B không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường. Do đó, nếu ông B muốn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm của bạn phải trả tiền bồi thường thì người được bảo hiểm (Công ty XX) phải có giấy ủy quyền cho ông B, sau đó ông B ủy quyền lại cho ông D. Điều này có nghĩa là việc ông A ủy quyền cho ông D yêu cầu doanh nghiệp của bạn trả tiền cho ông B là không đúng quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, Điều 56 Luật KDBH 2000 cho phép Doanh nghiệp bảo hiểm thay mặt bên mua bảo hiểm (Công ty XX) để thương lượng với người thứ ba (ông B) về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, trong trường hợp của bạn, doanh nghiệp của bạn có thể thỏa thuận với công ty XX về việc tự thỏa thuận với ông B về mức bồi thường nếu như chưa có thỏa thuận khác loại trừ quyền này.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.