Tôi muốn hỏi có một số trung tâm nhượng quyền từ UCMAS Ấn Độ tách biệt hoàn toàn không liên quan với UCMAS Việt Nam. Vậy có bị xem là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không ạ? Cảm ơn luật sư rất nhiều?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, hiện em có một thắc mắc như thế này ạ, nhờ luật sư giải đáp giúp em. Theo em được biết thì UCMAS Malaysia đã nhượng quyền thương mại cho các nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam… còn được gọi là UCMAS Việt Nam và hiện tại trên thị trường có một số trung tâm nhượng quyền thương mại từ Ấn Độ chứ không phải từ Maysia hay trụ sở ở Việt Vam thông qua IECC và theo em tìm hiểu thì các trung tâm nhượng quyền từ UCMAS Ấn Độ tách biệt hoàn toàn không liên quan với UCMAS Việt Nam. Vậy có bị xem là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không ạ? Cảm ơn luật sư rất nhiều?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Để xem xét vấn đề một số trung tâm nhượng quyền thương mại từ Ấn Độ có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn UCMAS Malaysia cũng như đại diện của UCMAS tại Việt Nam không thì cần phải xem xét các hành vi cụ thể của các trung tâm này.
Căn cứ Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả:
“Điều 28
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nếu Tập đoàn UCMAS Malaysia khi vào Việt Nam đã đăng ký tên thương hiệu là lôgô Việt Nam. Đồng thời có quyền tác giả đối với chương trình thì được bảo hộ theo công ước Berne đối với các nước tham gia công ước trong đó có Việt Nam mà trung tâm nhượng quyền thương mại từ Ấn Độ có bất kì hành vì nào như đã quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ: “Cắt xén, xuyên tạc, tác phẩm. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả…” thì bị coi là xâm phạm quyền tác giả.