Nghị định số 100/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 8 năm 2005 về thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
NGHỊ ĐỊNH
Về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 167 HĐ/CTN ngày 24 tháng 8 năm 1998 của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Nghị định này điều chỉnh các quan hệ liên quan đến các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có các hoạt động đầu tư cơ sở hoá chất và xuất khẩu, nhập khẩu các hoá chất được Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học (sau đây gọi tắt là Công ước) kiểm soát tại lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực quản lý hoá chất không thuộc diện Công ước kiểm soát thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghị định này cũng áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có các hoạt động nói trên tại nước ngoài phù hợp với luật pháp quốc tế, nếu pháp luật của nước ngoài đó không có quy định khác.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí hoá học bao gồm một, hai hoặc tất cả các loại sau:
a) Các hoá chất độc và tiền chất của chúng, trừ trường hợp được sử dụng cho những mục đích không bị Công ước cấm với số lượng và chủng loại phù hợp với các mục đích đó;
b) Đạn dược và trang thiết bị được thiết kế đặc biệt để sử dụng các độc tính của các hoá chất độc và tiền chất nêu tại điểm a khoản này nhằm gây tử vong hoặc các tác hại khác;
c) Bất kỳ loại trang thiết bị nào được thiết kế đặc biệt để dùng trực tiếp các loại đạn dược và thiết bị nêu tại điểm b khoản này.
2. Hoá chất độc là bất kỳ hoá chất nào thông qua tác động hoá học của nó lên quá trình sống của người hoặc động vật có thể gây tử vong, tê liệt tạm thời hoặc lâu dài, ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính hoặc gây huỷ hoại môi trường, môi sinh. Khái niệm này được áp dụng cho tất cả các loại hoá chất có đặc tính nêu trên, không phân biệt nguồn gốc, phương pháp sản xuất và cơ sở sản xuất.
3. Tiền chất là hoá chất được sử dụng trong bất kỳ một công đoạn nào của một quá trình công nghệ để phản ứng hoá học với hoá chất khác nhằm tạo thành một hoá chất độc và có vai trò quyết định nhất về mặt độc tính của hoá chất độc đó. Tiền chất là thành tố cơ bản của hệ hoá chất nhị nguyên tố hoặc đa nguyên tố.
4. Hoá chất bảng là hoá chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước và được phân theo thứ tự 1, 2, 3 theo mức độ độc tính giảm dần. Danh sách các hoá chất bảng được quy định tại Phụ lục số 1 Nghị định này.
5. Chất chống bạo loạn là hoá chất không phải hoá chất bảng nhưng có thể gây ra kích ứng nhanh có hại hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nào đó của con người. Các tác động trên sẽ biến mất sau một thời gian ngắn ngừng tiếp xúc với hoá chất nêu trên.
6. Hoá chất khác là hoá chất không phải hoá chất bảng nhưng không bao gồm: các hợp chất hydrocarbon, thuốc nổ và các polymer mạch dài. Các hoá chất khác được phân thành hoá chất DOC và hoá chất DOC-PSF, trong đó:
a) Hoá chất DOC là hoá chất hữu cơ riêng biệt, bao gồm tất cả các hợp chất có chứa cacbon, ngoại trừ các ôxit, sunfua của nó và các cacbonat kim loại, được phân biệt bởi tên, công thức cấu tạo (nếu có) hoặc số đăng ký CAS (nếu có) của hoá chất đó;
b) Hoá chất DOC-PSF là hoá chất hữu cơ riêng biệt có chứa một trong các nguyên tố, như phốt pho, lưu huỳnh hoặc flo.
7. Sản xuất hoá chất là việc tạo ra một hoá chất thông qua phản ứng hoá học.
8. Chế biến hoá chất là việc thực hiện một quá trình lý học như pha chế, chưng cất, chiết xuất, tinh chế mà ở đó một hoá chất không bị biến đổi thành hoá chất khác.
9. Tiêu dùng hoá chất là việc chuyển hoá một hoá chất thành một hoá chất khác thông qua một phản ứng hoá học.
10. Cất giữ hoá chất là việc lưu giữ, bảo quản hoá chất chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết trong kho chứa, thùng chứa, bồn chứa chuyên dụng tại cơ sở hóa chất. Khái niệm này được dùng đối với hoá chất Bảng 1.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản