Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản doanh nghiệp. Yêu cầu hoàn trả số tiền chuyển khoản nhầm cho doanh nghiệp khác. Đòi lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản tại ngân hàng?
Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp số hóa đã tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người trong việc thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán trở nên thuận tiện hơn. Ví dụ, để chuyển tiền cho người khác, nếu như trước đây, bạn không đưa trực tiếp cho người nhận thì phải trực tiếp ra ngân hàng để thực hiện thủ tục chuyển tiền thì bây giờ, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, bạn không cần phải vất vả như vậy, chỉ cần một “click” trực tuyến, bạn vẫn có thể chuyển tiền đến tay người nhận mặc dù đang ở nhà.
Thuận tiện là vậy, tuy nhiên, trên thực tế cũng có không ít trường hợp xảy ra sai sót dẫn đến việc tiền bị chuyển vào tài khoản của người khác, mà sai sót này thường là do sơ suất của khách hàng khi không kiểm tra kỹ thông tin khi giao dịch qua hệ thống Internet banking… Vậy phải làm gì khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản của công ty? Để giải quyết vấn đề này, trong phạm vi bài viết, đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Dương gia sẽ đề cập đến cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản của công ty.
Cũng giống như các trường hợp chuyển nhầm tiền vào tài khoản cá nhân khác, thông thường, khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty, người chuyển nhầm tiền sẽ thực hiện theo các trình tự như sau:
Mục lục bài viết
1. Bạn cần liên lạc với ngân hàng nơi bạn đã chuyển tiền đi
Khi chuyển nhầm tiền, việc đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là liên lạc với ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đi để thông báo về việc chuyển nhầm tiền. Bởi căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN thì khi Ngân hàng nhận được thông báo về việc chuyển nhầm tiền thì sẽ có các phương án:
– Nếu như tài khoản của khách hàng đã nhận tiền còn đủ số dư (đủ tiền) để thu hồi lại số tiền mà bạn vừa chuyển nhầm thì phía ngân hàng nơi tài khoản chuyển đến sẽ chuyển trả lại ngân hàng nơi bạn chuyển đi số tiền mà bạn chuyển nhầm trên cơ sở Lệnh Yêu cầu hoàn trả lệnh Thanh toán.
– Nếu như tài khoản của khách hàng đã nhận tiền không còn đủ số dư (đủ tiền) để thu hồi lại số tiền mà bạn vừa chuyển nhầm đến, thường do người nhận được tiền đã rút tiền chuyển đến… thì Ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đó, sẽ yêu cầu người nhận tiền này nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh Yêu cầu hoàn trả lệnh Thanh toán, chuyển lại tiền cho Ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đi.
– Nếu như bên nhận tiền chuyển nhầm của bạn không còn tiền để thanh toán lại cho ngân hàng, hoặc không thể xác định được nơi cư trú, sinh sống của họ, không liên lạc được thì đơn vị nhận lệnh (tức ngân hàng nơi chuyển tiền đến) sẽ phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an… và chính quyền địa phương để tìm ra người nhận tiền, từ đó yêu cầu trả lại tiền cho bạn.
Do vậy, việc bạn liên hệ với ngân hàng là việc làm hoàn toàn cần thiết để bạn nhận được lại tiền nếu ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đi chưa chuyển được tiền đi, hoặc đã chuyển đến ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đến mà khách hàng chưa rút tiền hoặc đã rút tiền nhưng liên hệ được. Trong trường hợp, bạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản của công ty thì việc bạn liên hệ ngay với ngân hàng thì đây là cơ sở để ngân hàng liên hệ với công ty có tài khoản mà bạn chuyển nhầm tiền vào, để đề nghị họ trả lại tiền cho bạn. Đồng thời, do đây là tài khoản công ty nên việc định đoạt đối với số tiền trong tài khoản này bắt buộc phải có sự đồng ý trong việc chi tiêu của người đại diện theo pháp luật của công ty này. Trường hợp này, Ngân hàng sẽ liên hệ với người đại diện theo pháp luật của công ty này để xem xét về việc trả tiền cho bạn.
2. Trường hợp bạn đã liên hệ ngân hàng để đòi lại tiền, nhưng vẫn không đòi được
Đối với những trường hợp bạn đã thông báo, phối hợp với ngân hàng nơi chuyển tiền đi – nơi chuyển tiền đến để liên hệ với bên nhận tiền chuyển nhầm để đòi lại tiền nhưng không đòi được tiền do bên nhận tiền không chịu trả tiền hoặc đã rút hết tiền trong tài khoản để tiêu xài, thì trường hợp này, bạn cần phải liên hệ với các cơ quan chức năng như cơ quan công an, Toà án… để trước hết là tìm kiếm được thông tin về bên nhận tiền.
Khi một bên tự dưng nhận được một khoản tiền mà không có căn cứ pháp luật nào (không phải do được tặng cho, thừa kế, hay sở hữu thông qua hợp đồng…), tức là được sở hữu, chiếm hữu không phù hợp với nội dung căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 165
Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên chiếm hữu tài sản mà không có căn cứ pháp luật thì họ phải có trách nhiệm hoàn trả cho chủ sở hữu, cho người có quyền quản lý tài sản đó. Còn nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản này thì bên nhận tiền này phải nộp lại tài sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mà xem xét trong trường hợp cụ thể của bạn, bạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản của công ty, mà bạn và bên ngân hàng đã chủ động thông báo cho công ty, thông báo cho người đại diện theo pháp luật của công ty để yêu cầu trả lại tiền bị chuyển nhầm thì trường hợp này, bên công ty được nhận định là đang chiếm giữ không có căn cứ pháp luật đối với khoản tiền chuyển nhầm thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn ở đây.
Trường hợp này, bên công ty phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bạn và bên Ngân hàng số tiền chuyển nhầm. Nếu bên Công ty không chịu trả lại tiền cho bạn thì sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền như Công an, Tòa án là những căn cứ để bạn đòi lại tiền.
Còn trường hợp một người nào đó, lợi dụng việc sử dụng tài khoản của công ty để chiếm đoạt, chiếm giữ số tiền chuyển nhầm vào, không có định trả tiền cho bạn mặc dù bạn cũng như cơ quan công an đã yêu cầu trả lại thì người này có thể liên quan đến vụ việc hình sự. Trường hợp cố tình không trả lại số tiền cho chủ sở hữu người quản lý hợp pháp thì vi phạm Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, được bổ sung bởi điểm d, khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự năm 2015. Bởi căn cứ theo quy định tại Điều 176
Trường hợp số tiền mà bị chiếm giữ trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên thì người này có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trên đây là những phương án để bạn có thể lấy lại được số tiền mà bạn chuyển nhầm vào tài khoản của người khác.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Tư vấn đòi lại tiền khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Một nhân viên H của Công ty A chuyển nhầm tiền vào TK ngân hàng cho công ty B. Thời gian từ tháng 3/2016 đến tháng 7/2016 phát hiện ra chuyển nhầm địa chỉ. Luật sư cho em hỏi nhân viên H làm đơn đòi tiền gửi cho công ty B, nội dung trong đơn phải ghi như thế nào ạ? Về phía công ty B khi chuyển trả số tiền trên có phải làm giải trình gì không? (phục vụ cho cơ quan thuế sau này quyết toán).?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp bạn chuyển nhầm tài khoản sang công ty B thì bạn đến ngân hàng để giải quyết. Căn cứ Điều 37 Thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về hủy và hoàn trả lệnh theo yêu cầu của khách hàng như sau:
– Xử lý tại đơn vị khởi tạo lệnh:
Khi tiếp nhận Yêu cầu hủy Lệnh thanh toán Có hoặc Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ của khách hàng, đơn vị khởi tạo lệnh phải kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ này, đối chiếu với Lệnh thanh toán sẽ bị hủy. Nếu không hợp lệ thì trả lại cho khách hàng, nếu hợp lệ thì xử lý như sau:
+ Đối với Lệnh thanh toán chưa được thực hiện hoặc chưa gửi đi: xử lý theo thủ tục hủy Lệnh thanh toán, đơn vị khởi tạo lệnh gửi cho khách hàng thông báo chấp nhận Lệnh hủy và không thực hiện Lệnh thanh toán đó (không hạch toán);
+ Đối với Lệnh thanh toán đã được thực hiện và gửi đi nhưng còn trong hàng đợi tại Trung tâm Xử lý Quốc gia (do tài khoản tiền gửi thanh toán chưa đủ tiền), xử lý theo thủ tục hủy (có hạch toán) Lệnh thanh toán:
– Đối với Lệnh hủy Lệnh thanh toán Có:
+ Căn cứ vào yêu cầu hủy hợp lệ của khách hàng, kế toán viên giao dịch bổ sung các yếu tố cần thiết của Lệnh hủy theo quy định (Mẫu số TTLNH-05) và ký chữ ký điện tử của mình lên Lệnh hủy;
+ Người duyệt lệnh phải kiểm soát lại các yếu tố của Lệnh hủy vừa lập với yêu cầu hủy của khách hàng để bảo đảm sự chính xác và khớp đúng. Nếu đúng, người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử của mình lên Lệnh hủy để gửi đi;
+ Ghi nhập Sổ theo dõi Lệnh hủy Lệnh thanh toán Có gửi đi (không gạch toán nội bảng).
Trung tâm Xử lý Quốc gia gửi đơn vị khởi tạo lệnh thông báo kết quả thực hiện yêu cầu hủy. Đơn vị khởi tạo lệnh in và kiểm tra thông tin trên thông báo, nếu kết quả hủy thành công, người lập lệnh và người duyệt lệnh cùng ký xác nhận trên thông báo và thực hiện hạch toán:
Nợ tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính);
Có tài khoản thích hợp của khách hàng (tài khoản trước đây đã trích chuyển).
Nếu kết quả hủy không thành công (do Lệnh thanh toán không còn trong hàng đợi nữa),đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện xử lý theo thủ tục yêu cầu hoàn trả như hướng dẫn tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 Thông tư 23/2010/TT-NHNN.
Như thế, bạn đến ngân hàng (nơi bạn chuyển khoản) để thực hiện việc hủy lệnh. Khi đến, bạn cần cầm theo chứng minh nhân dân, giấy nộp tiền, cung cấp số tài khoản, chữ ký của bạn, các thông tin về tài khoản mà bạn đã chuyển. Ngân hàng khi phát hiện ra sai sót trong chuyển khoản sẽ thực hiện việc phong tỏa tài khoản của người nhận và nếu số tiền chưa được rút thì ngân hàng sẽ chuyển lại tiền cho bạn.
Trường hợp số tiền đã được rút thì ngân hàng sẽ thông báo cho chủ tài khoản nhận được trả lại số tiền trên. Nếu chủ tài khoản số tiền trên thì bạn có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin chủ tài khoản để bạn thực hiện việc kiện đòi tài sản theo Điều 256 “Bộ luật dân sự 2015”:
Luật sư
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của “Bộ luật dân sự 2015”. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của “Bộ luật dân sự 2015”.
Căn cứ Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nội dung đơn khởi kiện bao gồm:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.