Yêu cầu đối với phát triển nhà ở theo Luật nhà ở năm 2014? Quy định về phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân?
Với sự gia tăng dân số nhanh chóng thì vấn đề nhà ở đang đặc biệt được quan tâm. Hiện nay, tại Việt nam, việc phát triển nhà ở rất được chú trọng phát triển do nhu cầu của người dân về nhà ở cũng tăng lên. Pháp luật cũng đã ban hành các quy định cụ thể đối với việc phát triển nhà ở nhằm mục đích để ổn định phát triển nhà ở, tạo điều kiện sống và làm việc ổn định cho người dân. Việc đưa ra các yêu cầu đối với phát triển nhà ở đã phục vụ nhu cầu về chỗ ở ngày một tăng cao của người dân, ngoài ra còn giúp phát triển hạ tầng của quốc gia nâng cao giá trị sử dụng của đất đai. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về yêu cầu đối với phát triển nhà ở theo
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở theo Luật nhà ở năm 2014 :
Phát triển được hiểu là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Nhà ở hiện nay đang là một vấn đề cần được quan tâm nhất là ở những khu đông dân cư việc giải quyết nhà ở đang gặp nhiều khó khăn và cần phải có chính sách để giải quyết.
Theo khoản 1 Điều 3
Theo quy định tại Điều 14 Luật nhà ở năm 2014 quy định về yêu cầu đối với việc phát triển nhà ở có nội dung cụ thể như sau:
“1. Phù hợp với nhu cầu về nhà ở của các đối tượng khác nhau và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng vùng, miền trong từng thời kỳ.
2. Phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn.
3. Tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở; tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng xây dựng; thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm kiến trúc, cảnh quan, vệ sinh, môi trường, an toàn trong quá trình xây dựng và có khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên đất đai.
4. Đối với khu vực đô thị thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chủ yếu được thực hiện theo dự án. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, bảo đảm việc phân bố dân cư, chỉnh trang đô thị. Đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư và xây dựng nhà ở để cho thuê.
5. Đối với khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch điểm dân cư nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới, phong tục, tập quán của từng dân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền; từng bước xóa bỏ việc du canh, du cư, bảo đảm phát triển nông thôn bền vững; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, nhà ở nhiều tầng.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc phát triển nhà ở phải phù hợp với nhu cầu về nhà ở của các đối tượng khác nhau và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng vùng, miền trong từng thời kỳ.
Tùy thuộc vào khả năng phát triển kinh tế của từng địa phương, vào các đối tượng sở hữu nhà là khác nhau mà có những yêu cầu, những chính sách phát triển nhà ở khác nhau.
Chính sách phát triển nhà ở phải phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn.
Việc phát triển nhà ở phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở; tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng xây dựng; thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm kiến trúc, cảnh quan, vệ sinh, môi trường, an toàn trong quá trình xây dựng và có khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên đất đai.
Đối với khu vực đô thị thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chủ yếu được thực hiện theo dự án. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 14 Luật nhà ở năm 2014, bảo đảm việc phân bố dân cư, chỉnh trang đô thị. Đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư và xây dựng nhà ở để cho thuê.
Đối với khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch điểm dân cư nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới, phong tục, tập quán của từng dân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền; từng bước xóa bỏ việc du canh, du cư, bảo đảm phát triển nông thôn bền vững; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, nhà ở nhiều tầng.
2. Quy định về phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân:
2.1. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn:
Theo Điều 42 Luật Nhà ở năm 2014 về các yêu cầu đối với việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn được quy định cụ thể đó là:
– Việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân cần phải phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở và bảo đảm yêu cầu vệ sinh, môi trường.
– Việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền.
– Các hộ gia đình, cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở hợp pháp của mình.
– Trong trường hợp xây dựng nhà ở trong dự án thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án đã được phê duyệt.
Đối với khu vực yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế thì phải tuân thủ đúng nội dung của Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách để các hộ gia đình, cá nhân bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở trong khu vực cần bảo tồn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
Các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn sẽ thực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức sau đây: Tự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở và hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở.
2.2. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị:
Theo Điều 43 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về các yêu cầu đối với việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị có nội dung cụ thể đó là:
– Việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, có nhà ở và được cải tạo, xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng.
– Việc các chủ thể xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị. Đối với nhà ở yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải xây dựng theo Giấy phép xây dựng.
– Việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiến trúc nhà ở và không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề.
Theo quy định của pháp luật thì các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị thực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức sau đây: Tự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở; Thuê đơn vị, cá nhân có năng lực về hoạt động xây dựng để xây dựng nhà ở đối với trường hợp pháp luật về xây dựng yêu cầu phải có đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện xây dựng và hợp tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nhà ở.
2.3. Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân:
– Pháp luật quy định nhà ở phải được xây dựng trên thửa đất ở có đủ điều kiện về diện tích để xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.
Trong trường hợp các chủ thể được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư thì sẽ được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.
– Đối với các nhà ở riêng lẻ có thời hạn sử dụng được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và hiện trạng thực tế của nhà ở đó.
Như vậy, pháp luật nước ta đã đưa ra quy định cụ thể về tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân. Việc đưa ra quy định này đã góp phần quan trọng đối với việc đảm bảo chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân. Cũng từ đó góp phần bảo vệ cho sự an toàn trong quá trình sử dụng nhà ở của các cá nhân, tổ chức và đáp ứng các yêu cầu cụ thể về việc phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.