Giám đốc là người có chức vụ, quyền hạn lớn trong doanh nghiệp, có chức năng điều hành và giám sát hoạt động của doanh nghiệp đó. Vậy để được trở thành giám đốc điều hành thì cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? Yêu cầu đối với giám đốc điều hành mỏ khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là giám đốc điều hành?
Giám đốc điều hành (hay còn gọi là CEO – Chief Executive Officer) là người nắm quyền quản lý, phụ trách việc vận hành một tổ chức hay một đơn vị doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh một lĩnh vực nào đó. Đây là chức danh có quyền hạn điều hành cao nhất cũng như quyền quyết định mọi hoạt động của công ty.
Theo đó, giám đốc điều hành có vai trò vô cùng quan trọng trong công ty, góp vai trò định hướng chiến lược mọi hoạt động của công ty, thiết lập bộ máy quản lý công ty một cách hiệu quả, thực hiện các hoạt động tài chính của công ty…Nói cách khác, giám đốc điều hành là người điều khiển, vận hành hoạt động của công ty để tạo ra chất lượng, kết quả công việc tối ưu nhất, tạo ra doanh thu, lợi nhuận cao nhất cho công ty.
2. Yêu cầu đối với giám đốc điều hành mỏ khai thác khoáng sản:
Giám đốc điều hành mỏ khai thác khoáng sản của công ty khoáng sản phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể sau:
2.1. Điều kiện để trở thành giám đốc điều hành mỏ khai thác khoáng sản:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Khoáng sản năm 2010 thì để trở thành giám đốc điều hành mỏ khoáng sản thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
– Nắm vững quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Nắm vững quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong việc khai thác khoáng sản;
– Có trình độ tổ chức, quản lý, kinh nghiệm thực tế, kỹ thuật khai thác, kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường;
– Giám đốc điều hành khai thác hầm lò phải đảm bảo điều kiện là kỹ sư khai thác mỏ hoặc kỹ sư xây dựng mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ hầm lò ít nhất là 05 năm kinh nghiệm;
– Giám đốc điều hành trong lĩnh vực khai thác lộ thiên mỏ không kim loại không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác bằng phương pháp thủ công khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải có trình độ trung cấp khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 02 năm kinh nghiệm. Trong trường hợp có trình độ trung cấp địa chất thăm dò thì phải được tập huấn về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm;
– Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên phải là kỹ sư khai thác mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm kinh nghiệm. Trong trường hợp, giám đốc điều hành là kỹ sư địa chất thăm dò thì phải được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 05 năm kinh nghiệm.
Bên cạnh những tiêu chuẩn về kiến thức và kinh nghiệm làm việc được quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Khoáng sản năm 2010 nêu trên thì người làm giám đốc điều hành khai thác hầm lò, giữ vị trí giám đốc điều hành khai thác lộ thiên thì phải đảm bảo thêm điều kiện về văn bằng, chứng chỉ đào tạo. Theo quy định tại khoản 3 Điều 8
– Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ đối với mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò;
– Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ, kỹ thuật địa chất đối với mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên;
– Bằng tốt nghiệp cao đẳng, tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, kỹ thuật địa chất đối với mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên khoáng sản không kim loại không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp thủ công.
Như vậy, giám đốc điều hành mỏ khai thác khoáng sản không chỉ đáp ứng điều kiện về kiến thức ngành nghề, kinh nghiệm làm việc thực tế, kiến thức pháp luật mà một số ngành đặc thì như khai thác lò, khai thác lộ thiên thì phải có thêm bằng cấp theo yêu cầu.
2.2. Trách nhiệm của giám đốc điều hành mỏ khai thác khoáng sản:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP thi giám đốc điều hành mỏ khai thác khoáng sản được quy định chịu trách nhiệm trong các công việc sau:
– Điều hành các hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định, những nội dung được thể hiện trong Giấy phép khai thác khoáng sản.
– Giám đốc điều hành khai thác khoáng sản có trách nhiệm triển khai các dự án đầu tư, thiết kế mỏ khoáng sản đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoáng sản
– Chịu trách nhiệm thực hiện, bảo đảm an toàn lao động cho người lao động, bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện công việc khai thác khoáng sản.
3. Việc bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ khai thác khoáng sản thực hiện như thế nào?
Pháp luật về khoáng sản hiện nay không quy định cụ thể về việc tuyển dụng, ký kết
– Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đối với Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Sở Tài nguyên và Môi trường đối với Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định về bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ khai thác khoáng sản:
Khi cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định liên quan đến việc bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ không đúng tiêu chuẩn quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2020 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Theo đó, mức xử phạt cụ thể được quy định như sau:
– Phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
– Phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP;
– Phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP; khai thác than bùn;
– Phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với khai thác khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 39 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP;
– Phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản khoản 1 Điều 39 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP;
– Phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Khoáng sản năm 2010;
– Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
– Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2020 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.