Ý kiến của bên thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ có ý nghĩa rất quan trọng. Bên thứ ba có quyền ý kiến về việc cấp hoặc không cấp văn bằng.
Ý kiến của bên thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp quyền sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do sự lừa dối của người nộp đơn đăng kí. Và người thực tế có quyền này khi muốn đăng kí quyền sở hữu công nghiệp cho đối tượng sản phẩm dịch vụ của mình thì theo quy định của pháp luật lại không phù hợp. (Bị từ chối theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, hoặc đối tượng đã được đăng kí).
Vậy, trong những trường hợp trên những người có này phải làm gì để có thể đăng kí quyền sở hữu công nghiệp cho riêng mình.
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, có một điều luật liên quan đến vấn đề này, cụ thể đó là Điều 112 Ý kiến của bên thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ:
“Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.”
Như vậy, trong trường hợp có đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, nhưng cơ quan quản lý nhà nước chưa có quyết định cấp văn bằng bảo hộ, thì bất kì người thứ ba nào cũng đều có quyền đưa ra ý kiến của mình về việc cấp đó.
Trong trường hợp ý kiến của người thứ ba liên quan đến quyền đăng ký, nếu xét thấy không thể xác định ý kiến của người thứ ba là có cơ sở hay không, Cục Sở hữu trí tuệ
>>> Luật sư
Giả dụ, thực tế về vụ việc một công ty về phân bón nông nghiệp của Ý đã nộp đơn đăng kí bảo hộ đối với nhãn hiệu phân bón BIOLCHIM ở 35 quốc gia trên thế giới vào tháng 11/2008, tuy nhiên không chỉ định ở Việt Nam. Năm 2011, một đại lí Đài Loan đã cung cấp độc quyền sản phẩm phân bón này sang Việt Nam cho công ty TNHH Nông Nghiệp Xanh. Đến 10/2012 thì công ty Nông Nghiệp Xanh đã nộp đơn đăng kí nhãn hiệu BIOLCHIM này nhưng chưa có quyết định về việc cấp văn bằng bảo hộ. Đến tháng 02/2013 thì công ty của Ý mới biết sự việc và biết rằng nộp đơn đăng kí nhãn hiệu của mình ở Việt Nam sẽ bị từ chối theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
Trong trường hợp này, nhận thấy việc Công ty TNHH Nông Nghiệp Xanh đã có sự lừa dối khi đăng kí nhãn hiệu BIOLCHIM của công ty phân bón của Ý. Công ty TNHH Nông Nghiệp Xanh thuộc trường hợp không có quyền đăng kí nhãn hiệu theo quy định tại khoản 2, Điều 87, Luật Sở hữu trí tuệ:
“Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.”
Công ty TNHH Nông Nghiệp Xanh biết rằng nhãn hiệu này là của Công ty phân bón của Ý, nhưng vẫn nộp đăng kí nhãn hiệu. Do vậy, trong trường hợp này, để có thể đăng kí nhãn hiệu BIOLCHIM của mình ở Việt Nam, công ty của Ý phải nộp đơn khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho công ty TNHH Nông Nghiệp Xanh.
Vậy trong trường hợp mà cơ quan quản lí sở hữu công nghiệp đã cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu, thì chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm phải làm thế nào.
Trong trường hợp này, lại phải căn cứ vào quy định Điều 96 Luật sở hữu trí tuệ, nộp đơn yêu cầu cơ quan quản lí nhà nước hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ đó, phải nêu rõ những nguồn thông tin cụ thể để chứng minh.
Như vậy, điều luật về ý kiến của bên thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể có quyền bị xâm phạm, giúp cơ quan quản lí sở hữu công nghiệp xử lí những trường hợp có hành vi lừa dối trong đăng kí sở hữu công nghiệp.