Khái niệm xuất khẩu (export) là gì? Xuất khẩu tiếng Anh là gì? Các hình thức xuất khẩu cơ bản và nội dung của từng hình thức xuất khẩu? Quy định về hoạt động xuất khẩu mới nhất?
Xuất khẩu là cụm từ đã khá quen thuộc với mọi người, thậm chí cả những người không thuộc ngành kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ khái niệm xuất khẩu là gì. Bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức căn bản về xuất khẩu và các hình thức và vai trò của hoạt động xuất khẩu.
Luật sư
1. Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Đây là hành vi buôn bán riêng lẻ mà cả là một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cáo mức sống nhân dân.
Kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất phát triển lớn mạnh hay sao sẽ phụ thuộc vào hoạt động này.
Một cách nôm na, Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.
Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba khác. Chẳng hạn: Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, sử dụng đồng tiền thanh toán là USD. Trong trường hợp này USD là ngoại tệ đối với Việt Nam nhưng là đồng tiền nội tệ của Mỹ. Còn trong trường hợp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, và cũng thành toán bằng USD thì đồng USD ở đây là ngoại tệ đối với cả hai quốc gia xuất và nhập khẩu.
Khái niệm xuất khẩu theo
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
2. Xuất khẩu tiếng Anh là gì?
Xuất khẩu được hiểu trong tiếng anh là export. Người xuất khẩu được hiểu là exporter.
Xuất khẩu hàng hóa mang lại nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế:
– Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài chính là cách mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia, góp phần nâng tầm của doanh nghiệp nội địa. Đây cũng là một trong những lợi ích chính yếu mà buôn bán quốc tế đem lại.
– Việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài chính là cách mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia thông qua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế so sánh của các nước.
– Góp phần nâng tầm của doanh nghiệp nội địa. Đây cũng là một trong những lợi ích chính yếu mà buôn bán quốc tế đem lại.
– Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Các công ty lớn mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị ra thị trường quốc tế ngoài việc chiếm lĩnh thị trường, còn giúp khẳng định tên tuổi công ty. Quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì cũng được khẳng định thương hiệu của chính quốc gia đó. Có thể thấy rõ điều này qua đóng góp của những tên tuổi lớn cho thương hiệu các quốc gia như: Microsoft, Apple (Mỹ), Sony, Toyota (Nhật Bản), Samsung, Hyundai (Hàn Quốc), Lenovo, Alibaba (Trung Quốc)…
– Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Lợi ích này mang tính vĩ mô và cũng là yếu tố then chốt mà các quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu để đảm bảo cán cân thanh toán, tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ.
3. Các hình thức xuất khẩu cơ bản
Trên thị trường thế giới, các nhà buôn giao dịch với nhau theo những cách thức nhất định. Ứng với mỗi phương thức xuất khẩu có đặc điểm riêng, kỹ thuật tiến hành riêng tuy nhiên trong thực tế xuất khẩu thường sử dụng một trong những phương thức chủ yếu sau:
– Xuất khẩu trực tiếp
Khái niệm trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:
+ Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước.
+ Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng với đơn vị bạn.
– Xuất khẩu uỷ thác
Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết
Hình thức này bao gồm các bước sau:
+ Ký kết
+ Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước ngoài.
+ Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
– Buôn bán đối lưu (Counter – trade):
Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Trong phương thức xuất khẩu này mục tiêu là thu về một lượng hàng hoá có giá trị tương đương. Vì đặc điểm này mà phương thức này còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.
+ Các loại hình buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá tiền tệ, trong đó sớm nhất là hàng đổi hàng và trao đổi bù trừ.
Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): ở hai bên trao đổi trực tiếp với nhau nhưng hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời. Tuy nhiên trong hoạt động đổi hàng hiện đại người ta có thể sử dụng tiền để thành toán một phần tiêng hàng hơn nữa có thể thu hút 3-4 bên tham gia.
Nghiệp vụ bù trừ (Compensation) hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở ghi trị giá hàng giao, đến cuối kỳ hạn hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, đối chiếu với giá trị giao và giá trị nhận. Số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ.
Nghiệp vụ mua đối lưu (Counper – Purchase) một bên tiến hành của công nghiệp chế biến, bán thành phẩm nguyên vật liệu.
Nghiệp vụ này thường được kéo dài từ 1 đến 5 năm còn trị giá hàng giao để thanh toán thường không đạt 100% trị giá hàng mua về.
Nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ (Swich) bên nhận hàng chuyển khoản nợ về tiền hàng cho một bên thứ ba.
Giao dịch bồi hoàn (offset) người ta đổi hàng hoá hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ và ưu huệ (như ưu huệ đầu tư hoặc giúp đỡ bán sản phẩm) giao dịch này thường xảy ra trong lĩnh vực buôn bán những kỹ thuật quân sự đắt tiền trong việc giao những chi tiết và những cụm chi tiết trong khuôn khổ hợp tác công nghiệp.
Trong việc chuyển giao công nghệ người ta thường tiến hành nghiệp vụ mua lại (buy back) trong đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ hoặc sáng chế bí quyết kỹ thuật (know-how) cho bên khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm cho thiết bị hoặc sáng chế bí quyết kỹ thuật đó tạo ra.
– Xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là để gán nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính Phủ.
Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiến bạn hàng, mặt khách không có sự rủi ro trong thanh toán.
Trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trong rất nhỏ. Thông thường trong các nước XHCN trước đây và trong một số các quốc gia có quan hệ mật thiết và chỉ trong một số doanh nghiệp nhà nước.
– Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt của nó đem lại.
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.
Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn.
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay xu hướng di cư tạm thời ngày càng trở nên phổ biến mà tiêu biểu là số dân đi du lịch nước ngoài tăng nên nhanh chóng. Các doanh nghiệp có nhận thức đây là một cơ hội tốt để bắt tay với các tổ chức du lịch để tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá để thu ngoại tệ. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tận dụng cơ hội này để khuếch trương sản phẩm của mình thông qua những du khách.
Mặt khác với sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước thì đây cũng là một hình thức xuất khẩu có hiệu quả được các nước chú trọng hơn nữa. Việc thanh toán này cũng nhanh chóng và thuận tiện.
– Gia công quốc tế
Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ lợi dụng về giá rẻ, nguyên phụ liệu và nhân công của nước nhận gia công.
Đối với bên nhận gia công: Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân công lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc như Nam Triều Tiên, Thái Lan, Singgapo….
– Tạm nhập tái xuất
Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.
Hợp đồng này luôn thu hút ba nước xuất khẩu, nước tái xuất, và nước nhập khẩu. Vì vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.( Triangirlar transaction)
Tái xuất có thể thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
Tái xuất theo đúng nghĩa của nó, trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của đồng tiền đồng tiền được xuất phát từ nước nhập khẩu sang nước tái xuất và nhanh chóng được chuyển sang nước xuất khẩu.
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc, thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.
Kinh doanh tái xuất đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua bán. Do vậy khi doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo phương thức này thì cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao.
Kết luận: Với hình xuất khẩu nào trên đây thì người làm xuất khẩu cần quan tâm và tìm hiểu các thủ tục cần thiết để công việc được nhanh chóng thuận lợi. Và một trong những khâu quan trọng có thể liên quan đến dịch vụ hải quan phù hợp để tránh những rủi ro có thể xảy ra, nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.