Xử phạt vi phạm hành chính về việc xây nhà trái phép trên mặt nước ven biển. Vi phạm quy định về bảo vệ khu vực an toàn nguồn nước.
Xử phạt vi phạm hành chính về việc xây nhà trái phép trên mặt nước ven biển. Vi phạm quy định về bảo vệ khu vực an toàn nguồn nước.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Xin luật sư tư vấn nội dung sau: việc xử phạt vi phạm hành chính về việc xây nhà trái phép trên mặt nước ven biển được áp dụng văn bản nào và trình tự thủ tục thực hiện như thế nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Đối với hành vi xây nhà trái phép trên mặt nước ven biển thì tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp này căn cứ tại Điều 42 Nghị định này quy định như sau:
Điều 42. Vi phạm quy định về bảo vệ khu vực an toàn nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng các loại công trình trên bờ, trên mặt nước, dưới mặt nước trong khu vực bảo vệ an toàn nguồn nước mặt.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
b) Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Theo đó, đối với hành vi xây dựng nhà trái phép trên mặt nước ven biển thì có thể bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đồng thời buộc thực hiện các biện pháp khắc phục cũng như buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm. Theo đó, đối với biện pháp khắc phục phá dỡ công trình xây dựng thì theo Khoản 1, 3, 4, 5 Điều 2 Thông tư 02/2014/TT-BXD quy định trình tự thủ tục như sau:
1. Việc áp dụng quy định tại Khoản 10 Điều 13, Điểm d Khoản 8 Điều 16, Điểm b Khoản 2 Điều 42, Điểm b Khoản 4 Điều 46, Điểm b Khoản 5 Điều 49, Điểm b Khoản 4 Điều 53 và Điểm b Khoản 6 Điều 55 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP theo trình tự như sau:
a) Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền quy định tại Điều 59 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP có trách nhiệm lập biên bản như sau: hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì lập biên bản theo Mẫu biên bản số 01, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì lập biên bản theo Mẫu biên bản số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 17, Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm theo Phụ lục II, Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 180/2007/NĐ-CP;
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải bị xử lý vì không ban hành quyết định kịp thời theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ thì Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải bị xử lý vì không ban hành quyết định kịp thời theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
4. Quyết định cưỡng chế phá dỡ lập theo mẫu tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
5. Hành vi vi phạm tại các khu vực ngoài đô thị, thì trong các mẫu quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm bỏ chữ “Đô thị”.
Theo đó, khi có hành vi vi phạm về xây dựng nhà ở trên mặt nước, người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản xử phạt hành vi vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 17, Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm. Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ thì Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải bị xử lý vì không ban hành quyết định kịp thời