HIV/AIDS là gì? Mức xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử với người bị HIV? Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống HIV/AIDS?
Như chúng ta có thể thấy, hiện nay đại dịch HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền, ở khắp nơi trên thế giới. Đây là loại dịch HIV/AIDS gây ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, xã hội, cho sức khỏe của bản thân và chính gia đình của chúng ta. Chính vì vậy, việc phòng ngừa, tuyên truyền phòng tránh và tôn trọng những người bị bệnh là tách nhiệm của toàn dân.
Tổng đài Luật sư
1. HIV/AIDS là gì?
– HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
– AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
– Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị nhiễm HIV.
– Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
– Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
2. Mức xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử với người bị HIV
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên, trước kia làm vùng trong khu biên giới tôi bị cướp, người cướp tài sản của tôi bị HIV. Do xô sát nên đã bị phơi nhiễm. Lúc đó tôi bị xét nghiệm thì dương tính HIV, tôi vô cùng đau khổ, tuy nhiên tôi rất cẩn thận để bảo vệ mình và cho mọi người trong nhà trường. Biết việc, ai cũng đồng cảm với tôi, tuy nhiên họ bằng mặt và luôn có thái độ kì thị tôi, thậm chí có phụ huynh còn cho con chuyển lớp nếu có tôi. Tôi thấy mặc cảm, tôi muốn tố cáo hành vi trên thì có xoay chuyển được gì không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học;
b) Cản trở học sinh, sinh viên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;
c) Cản trở tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;
d) Từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động dự tuyển, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ;
b) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Từ chối tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;
d) Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ nhiễm HIV;
đ) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
e) Phân biệt đối xử trong chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;
g) Bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
đ) Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV.”
Như vậy, mặc dù nhà nước đã ban hành những điều luật cấm những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với những người mặc bệnh HIV/AIDS nhưng hiện nay vẫn không tránh được tình trạng đó xảy ra. Trong trường hợp của bạn, căn cứ theo mức xử phạt hành vi về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV thì chưa có hành vi nào vi phạm và bị xử phạt hành chính.
Theo đó, bạn sẽ tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vục ủa mình theo Luật định về người nhiễm HIV/AIDS là:
Về quyền của người nhiễm HIV/AIDS gồm: sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội; Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ; Học văn hoá, học nghề, làm việc; Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối; Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Về nghĩa vụ: thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
3. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống HIV/AIDS
Về trách nhiệm phòng ngừa HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, theo có cần tuân thủ những điều sau:
– Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
+ Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
+ Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.
+ Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
– Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
+ Không tiêm chích ma túy.
+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
+ Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
+ Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,…
– Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
+ Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
+ Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
+ Sau khi sinh nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
Đối với lứa tuổi các em học sinh cần chú ý :
+.Không được nhặt kim tiêm, Không được chơi với kim tiêm . Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ đi.
+ Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.
+ Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, kim xuyên lỗ tai, …
+ Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoáy tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS.
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
Về trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS:
– Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông các kiến thức liên quan về phòng, chống HIV/AIDS.
– Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS. Hiện nay, việc Bộ Y tế gửi tin nhắn bằng SMS cho người dân đang được áp dụng rất nhiều trong các trường hợp, có thể kết hợp thông tin qua các phương tiện truyền thông kèm theo các tin nhắn nhắc quả cho mọi công dân
– Bộ Văn hóa – Thông tin trong phạm vi, quyền hạn và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép chương trình phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình thông tin, truyền thông khác.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo với vai trò giáo dục của mình phải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy; kết hợp giáo dục phòng, chống HIV/AIDS với giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam.
– Ủy ban nhân dân các cấp trong thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho nhân dân trên địa bàn địa phương.
– Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát
Như vậy, việc phòng chống, tuyên truyền về bệnh HIV/AIDS là trách nhiệm của toàn dân, của các cơ quan nhà nước. Công dân có nghĩa vụ phòng ngừa theo chỉ thị của Cơ quan nhà nước; Cơ quan nhà nước có trách nhiệm