Xử phạt hành vi ngăn cản tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh. Quy định về pháp luật cạnh cạnh.
Xử phạt hành vi ngăn cản tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh. Quy định về pháp luật cạnh cạnh.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Hành vi ngăn cản tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh là một trong những hành vi bị Pháp luật cấm, được quy định tại khoản 6 Điều 13 Mục 2 Luật cạnh tranh 2004 quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền:
“Điều 13. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm
Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:
6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.”
Theo đó, hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh mới là một trong những hành vi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật cạnh tranh 2004.
Bên cạnh đó, hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới được quy định chi tiết tại Điều 31 Nghị định 116/2005/NĐ-CP như sau:
‘Điều 31. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra những rào cản sau đây:
1. Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.
2. Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới.
3. Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định này.”
Theo đó, nếu tồn tại một giao dịch độc quyền có hàm chứa các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 31 trên đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thì đã đáp ứng điều kiện cần. Khi đó cơ quan cạnh tranh sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để xác định điều kiện đủ đối với một hành vi vi phạm về ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. Đối với hành vi vi phạm về ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới, doanh nghiệp thực hiện hành vi đó sẽ bị phạt với mức phạt được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 71/2014/NĐ-CP:
“Điều 21. Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới;
b) Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới;
c) Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.”
>>> Luật sư tư vấn pháp
Theo đó, hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2 Điều 16 như sau:
“2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan;
c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.”