Một số quy định về hành vi lấn, chiếm đất? Xử phạt hành vi dựng lều quán trong phạm vi đất hành lang giao thông?
Trong những năm gần đây, công tác quản lý của Nhà nước về đất đai đã có những chuyển biến tích cực và góp phần quan trọng đối với hoạt động sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả của người dân theo đúng quy định của pháp luật và phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của đất nước ta. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý, sử dụng đất đai vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Hành vi lấn chiếm đất đai là một thực trạng đang gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật có những quy định cụ thể về việc xử phạt những hành vi vi phạm trên. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về mức xử phạt đối với hành vi dựng lều quán trong phạm vi đất hành lang giao thông.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về hành vi lấn, chiếm đất:
1.1. Đất lấn chiếm là gì?
Theo Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:
– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
– Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp thứ nhất: Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
+ Trường hợp thứ hai: Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
+ Trường hợp thứ ba: Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
Theo đó, ta nhận thấy, hành vi đất lấn, chiếm là diện tích đất có được do hành vi lấn đất, chiếm đất của cá nhân, tổ chức.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì lấn đất tức là hành vi mà các cá nhân có dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích được quy định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn đối với hành vi chiếm đất thường là những hành vi mà các chủ thể là cá nhân hay tổ chức sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng.
1.2. Mức xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất:
Pháp
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi các chủ thể không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi gây cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai của các cá nhân hay bất cứ một tổ chức nào. Các chủ thể khi thực hiện hành vi lấn chiếm đất sẽ phải chịu các mức xử phạt phù hợp với tính chất và mức độ hành vi của mình.
Cụ thể pháp luật nước ta quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất như sau:
– Trong trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt được quy định như sau:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta.
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
– Còn đối với trường hợp các chủ thể có hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt cụ thể như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
– Trong trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
– Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
– Ngoài ra, còn có các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm; Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất; Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi lấn chiếm đất dược quy định cụ thể tại Điều 228
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Người nào lấn chiếm đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với việc thực hiện hành vi: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm.
– Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ các mức xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất. Tuỳ vào tính chất và mức độ của hành vi mà mức xử phạt cũng được quy định khác nhau trong cắc văn bản pháp luật cụ thể.
2. Xử phạt hành vi dựng lều quán trong phạm vi đất hành lang giao thông:
Theo Khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
“Điều 14. Lấn, chiếm đất
6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.”
Hành vi này tùy theo mức độ và đối tượng lấn chiếm, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Trong trường hợp này, người lấn chiếm đất hành lang để dựng lều quán đã được mời lên làm việc tại Uỷ ban nhân dân. Tuy nhiên cán bộ chỉ lập biên bản mà chưa có biên bản xử phạt hành chính.
Đối với hành vi dựng lều quán nằm trong phạm vi đất hành lang đường sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
Đối chiếu với quy định của pháp luật thì hành vi dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt bị phạt tiền từ phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Đồng phải còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ, di chuyển lều, quán trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt.