Các loại thuế của hộ kinh doanh? Xử phạt chậm nộp thuế, truy thu thuế đối với hộ kinh doanh? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh?
Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh khá phổ biến hiện nay bởi sự đơn giản trong quy mô và quản lý. Nhiều người có nhu cầu kinh doanh đã được tư vấn mở hộ kinh doanh nhưng chưa nắm được quy định liên quan về nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh. Trên thực tế nhiều trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc chậm nộp thuế dẫn đến bị xử phạt.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Quản lý thuế 2019;
–
– Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các loại thuế của hộ kinh doanh:
Hiện nay, theo quy định pháp luật, có 3 loại thuế chính hộ kinh doanh phải nộp là:
– Lệ phí (thuế) môn bài;
– Thuế giá trị gia tăng (GTGT),
– Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… trong trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
2. Xử phạt chậm nộp thuế, truy thu thuế đối với hộ kinh doanh:
Tóm tắt câu hỏi:
Em có làm giấy phép kinh doanh hồi tháng 4/2015, và được cấp mã số thuế đúng thời điểm, nhưng vì công tác xa em không tập trung vào công việc kinh doanh này nên bỏ 1 năm không lên kê khai, và cũng chưa đóng thuế môn bài hay gì khác. Nay cơ quan thuế báo khóa mã số thuế và truy thu phạt trốn thuế. Em đăng ký hộ kinh doanh bán quần áo online, thu nhập không bao nhiêu, nhưng bị áp thuế môn bài 1 triệu/năm và bị áp phạt 5 triệu vì đóng chậm (trốn thuế như bên cơ quan thuế nói) Cho em hỏi cơ quan thuế làm như vậy có đúng không? Truy thu nộp phạt do chậm có các hạn mức nào ạ? Phạt 5 triệu có đúng không? Có dựa vào tình hình kinh doanh hiện tại để áp mức này không ạ? Cảm ơn anh chị đọc email. Mong sớm được nhận phản hồi ạ!
Luật sư tư vấn:
2.1. Đối với việc bị áp thuế môn bài:
Do cơ sở bán quần áo của bạn là hộ kinh doanh nên việc nộp thuế môn bài sẽ được thực hiện theo
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm nếu hộ kinh doanh thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
Như vậy, mức thuế môn bài bạn phải nộp phụ thuộc vào mức thu nhập ước tính một năm của hộ kinh doanh. Bạn dựa vào bảng trên để xác định xem mức thuế môn bài mà bạn phải nộp có chính xác hay không.
2.2. Đối với việc nộp phạt:
Do bạn không nói rõ tình hình kinh doanh của bạn như thế nào? Có phát sinh thu nhập tính thuế không nên có thể chia hai trường hợp:
Trường hợp 1, doanh nghiệp không phát sinh thu nhập tính thuế
Mức phạt đối với hành vi không kê thai thuế quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
+ Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp của bạn là trường hợp không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. Như vậy số tiền nộp phạt của bạn sẽ giao động từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm của bạn.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp của bạn phát sinh thu nhập tính thuế
Trường hợp doanh nghiệp của bạn phát sinh thu nhập tính thuế thì:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
+ Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44, Luật quản lý thuế 2019 về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì:
Thứ nhất, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
– Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
Thứ hai, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
– Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.
Ngoài ra, hiện nay Chính phủ quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tiền thuê đất, thuê mặt nước ; lệ phí trước bạ; lệ phí môn bài; khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng gặp trường hợp cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động.