Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2020. Các hình thức xử phạt đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũng như người lao động. Mục đích của bảo hiểm là nhằm tạo ra sự an sinh xã hội trong mỗi quốc gia, đảm bảo lợi ích về vật chất, tinh thần cho người tham gia trong những trường hợp không may xảy ra rủi ro tai nạn, ốm đau, thai sản, tuổi già, tử tuất. Mặc dù luật bảo hiểm xã hội mới chỉ ban hành lần đầu tiên vào năm 2006 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 nhưng đến nay không thể phủ nhận những lợi ích mà bảo hiểm mang lại cho người tham gia.
Tuy vậy, trên thực tế không ít các trường hợp người sử dụng lao động bằng nhiều cách khác nhau đã trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Thậm chí, ngay cả bản thân người lao động còn chủ động câu kết với người sử dụng lao động để trốn đóng bảo hiểm. Với mục đích cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết dưới đây:
Luật sư
1. Đối tượng có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Để xác định một cá nhân, tổ chức phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước hết cần phải xem xét đối tượng có có thuộc đối tượng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc hay không.
Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
* Môt là, người lao động:
– Người lao động có giao kết làm việc theo hợp đồng lao động với các loại hợp đồng lao động như
– Cán bộ, công chức, viên chức là người lao động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
– Người lao động là người làm viêc, công tác trong các tổ chức cơ yếu bao gồm công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm các công tác khác trong đơn vị cơ yếu.
– Người lao động trong các đơn vị lực lượng vũ trang bao gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, chiến sĩ, học viên quân đội, công án, cơ yếu đang theo học tại các đơn vị lực lượng vũ trang mà được hưởng chi phí sinh hoạt của ngành…
– Người lao động là người đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Tức là, cá nhân người lao động này là công dân Việt Nam có nơi cư trú tại Việt Nam nhưng đi làm việc tại nước ngoài theo một số dạng hợp đồng như hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp của người lao động với đơn vị sử dụng lao động nước ngoài về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
– Bản thân người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương cũng là những người lao động cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng bắt buộc đóng bảo hiểm.
– Người lao động hoạt động, làm việc trong các bộ phận không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Hai là, người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo tỷ lệ phần trăm quy định của pháp luật. Đối tượng người sử dụng lao động bao gồm:
– Các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
– Người sử dụng lao động là tổ chức chính trị như Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức chính trị- xã hội như Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh…; tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp; tổ chức xã hội- nghề nghiệp; người sử dụng lao động là các tổ chức khác.
– Người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của pháp luật của Việt Nam nên cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
– Người sử dụng lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, các tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hình thức giao kết hợp đồng lao động.
2. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Theo như phân tích trên, đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là những người có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mà có hành vi gian dối hoặc thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau nhằm mục đích không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, căn cứ theo Điều 216 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, nghĩa là tội này áp dụng cho đối tượng có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý như sau:
* Thứ nhất, căn cứ vào số tiền trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
– Người có nghĩa vụ, trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà không thực hiện việc đóng (trốn đóng) hoặc có đóng nhưng số tiền đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm với thời gian từ 06 tháng lên, đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này và có số tiền trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Hiểu theo quy định này thì người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn đống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ngoài hành vi gian dối, thủ đoạn để không đóng hoặc không đóng đầy đủ phải có thời gian từ 06 tháng trở lên, đã bị xử lý hành chính và số tiền trốn đóng đạt mức quy định trên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Người trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà có số tiền trốn đóng từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm đã thu tiền bảo hiểm hoặc đã khấu trừ tiền bảo hiểm của người lao động với tổng số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng không đóng số tiền này vào quỹ bảo hiểm thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm. Theo đó, trường hợp này không phụ thuộc vào thời gian trốn đóng bảo hiểm của người có nghĩa vụ là bao lâu, không cần yêu cầu đã bị xử lý vi phạm hành chính mà khi số tiền trốn đóng, đóng không đủ từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng là người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Số tiền trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc đã thu, đã khấu trừ số tiền bảo hiểm của người lao động với số tiền từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng nhưng không đóng cho cơ quan bảo hiểm thì người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
* Thứ hai, căn cứ vào số lượng người trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
– Nếu người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà không đóng hoặc đóng bảo hiểm không đầy đủ theo quy định của pháp luật cho người lao động với số lượng từ 10 người đến dưới 50 người trong thời gian từ 06 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
– Số lượng người lao động bị trốn đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ 50 người đến dưới 200 người hoặc người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đã thu, đã khấu trừ số tiền bảo hiểm của từ 10 người đến dưới 50 người lao động nhưng không đóng thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm.
– Người có nghĩa vụ, cơ quan, tổ chức phải đóng bảo hiểm cho người lao động mà trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho 200 người lao động trở lên hoặc không đóng số tiền bảo hiểm đã thu, đã khấu trừ cho từ 50 người đến dưới 200 người thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Ngoài những hình thức xử phạt trên, người phạm tội còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đối với người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là người có chức vụ, quyền hạn thì ngoài việc xử phạt như trên, để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật tương tự còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định với thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
Lưu ý: Riêng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì bị phạt như sau:
– Trường hợp 1: Phạm tội thuộc trường hợp trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động trong thời gian 06 tháng, đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng
– Trường hợp 2: Pháp nhân thương mại phạm tội trốn đóng bảo hiểm với tổng tiền trốn đóng từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người hoặc đã thu, đã khấu trừ số tiền bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng không đóng hoăc đã thu, đã khấu trừ tiền bảo hiểm của từ 10 người đến dưới 50 người lao động nhưng không đóng vào quỹ bảo hiểm thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
– Trường hợp 3: Phạm tội thuộc trường hợp trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên hoặc không đóng số tiền đã thu, đã khấu trừ của người lao động với tổng số tiền trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc không đóng số tiền đã thu, đã khấu trừ cho từ 50 người đến dưới 200 người thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
* Đối với người lao động
Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là của cả người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, nếu người lao động không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng phải chịu xử lý của pháp luật.
Theo đó, căn cứ tại Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, người lao động nếu thưc hiện hành vi bắt tay, thỏa thuận với người sử dụng lao động để không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hoặc có tham bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng tham gia không đúng theo mức quy định thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là để đảm bảo quyền lợi chủ yếu cho người lao động. Với vai trò là người sử dụng lao động có “ưu thế” hơn so với người lao động thì nghĩa vụ đóng bảo hiểm chính là cách người sử dụng lao động đảm bảo cho người lao động về chính sách an sinh xã hội. Bản thân người lao động khi tham gia bảo hiểm, về nguyên tắc là “có đóng có hưởng” để phòng tránh những rủi ro trong cuộc sống. Do đó, pháp luật quy định khá rõ ràng và chặt chẽ về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Các trường hợp vi phạm về việc trốn đóng, đóng không đầy đủ hoặc có sự thỏa hiệp để không đóng bảo hiểm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt hành vi thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội
- 2 2. Xử phạt hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- 3 3. Phạt tù khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động
- 4 4. Không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội
- 5 5. Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động xử lý thế nào?
- 6 6. Trách nhiệm khi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động
1. Xử phạt hành vi thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi là người lao động tôi làm thuê cho công ty A với thời hạn là 12 tháng . Tôi và công ty A có thỏa thuận với nhau là sẽ không đóng bảo hiểm xã hội cho tôi. Như vậy trong trường hợp của tôi có vi phạm quy định pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 1 điều 2 của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau;
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tại điều 26 của Nghị định 93/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Như vậy trong trường hợp của bạn thì bạn đã vi phạm quy định của pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 2 của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” và bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 điều 26 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
2. Xử phạt hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên nhưng không được người sử dụng lao động không đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì xử lý như thế nào?
Theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”, thì Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
– Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
– Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, từ sau khi ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng và người lao động có trách nhiệm tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động vào quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Phía người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm hành chính với mức phạt được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động; bảo hiểm xã hội và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị đinh 95/2013/NĐ-CP về Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Như vậy, từ các quy định trên, khi người sử dụng lao động không tham gia đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ thời điểm tham gia ký kết hợp đồng lao động thì phía người sử dụng lao động phải chịu truy cứu trách nhiệm hành chính cho hành vi vi phạm này. Mức phạt có thể lên tới 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, buộc truy thu số tiền Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng cho người lao động trong suốt thời gian đó và bị tính thêm tiền lãi trên số tiền Bảo hiểm xã hội chưa đóng.
Khoản tiền truy thu này sẽ được nộp lại tại Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động và không được tính là khoản bồi thường cho người lao động.
3. Phạt tù khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được biết là nếu công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động sẽ phải đi tù, cơ sở tôi làm bánh kẹo gia công và làm miến ở xã Dương Liễu, huyện Hoài đức, cơ sở tôi có 20-30 lao động nhưng không ai được đóng bảo hiểm cả, chỉ mỗi tháng nhận được 4,5 triệu tiền lương. Vậy nếu bị đi tù thì chủ cơ sở đi tù mấy năm?
Luật sư tư vấn:
Hiện nay, theo quy định tại “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009 thì không có quy định về việc phạt tù đối với doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm cho người lao động, Tuy nhiên, mới gần đây, ngày 27/11/2015, Quốc hội ban hành Bộ luật hình sự 2015 với nội dung như sau:
Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
Theo đó, đối với doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm thì tùy mức độ sẽ bị xử phạt từ 6 tháng trở lên, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Nhưng hiệu lực của Luật này có từ ngày 1/7/2016. Hiện nay, tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP về xử phạt hành chính về lĩnh vực lao động thì đối với trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính dựa theo mức không nộp.
4. Không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi, tôi làm công nhân tại công ty TNHH khóa Huy Hoàng, khi vào làm, họ đưa ra quy định là làm một năm mới được ký hợp đồng và đóng bảo hiểm. Nhưng khi tôi làm một năm chưa được ký hợp đồng nhưng họ lại bắt tôi đóng bảo hiểm xã hội. Tôi đã nộp đơn xin nghỉ việc và được chấp thuận nhưng đến tháng sau tôi lấy lương thì họ lại trừ tiền lương của tôi để bồi thường khi tôi nghỉ việc. Tôi thấy điều đó là vô lý. Luật sư cho tôi hỏi như vậy có đúng với quy định không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 18 “Bộ luật lao động 2019” quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng như sau:
“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.”
Khỏan 2 Điều 16 “Bộ luật lao động 2019” cũng quy định đối với công việc có thời hạn từ 3 tháng trở lên phải bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy, việc công ty và bạn thỏa thuận sẽ làm việc một năm, mà không ký hợp đồng lao động là trái với quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. “
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trước ngày 1/1/2018, đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp của bạn tham gia lao động với thời hạn 1 năm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đống bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn xin nghỉ việc và công ty chấp thuận cho bạn nghỉ, đây được xác định là chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận của hai bên (khoản 3 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019”), không thuộc trường hợp ngời lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật vì vậy, bạn không phải bồi thường cho công ty khi nghỉ việc, việc công ty trừ tiền lương của bạn là trái với quy định pháp luật.
5. Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có hợp đồng lao động với cơ quan, trong đó không nêu rõ về quy định nộp tiền bảo hiểm xã hội. Nhưng trong thời gian tôi hợp đồng, cơ quan vẫn thu tiền bảo hiểm xã hội của tôi theo bảng lương, nhưng không đóng BHXH cho cơ quan bảo hiểm. Hiện tại cơ quan trả lại cho tôi số tiền tôi đã đóng trong thời gian hợp đồng và thông báo không thể đóng bảo hiểm cho tôi trong thời gian họ đã thu tiền bảo hiểm của tôi. Trong trường hợp này, xin hỏi cơ quan trả tiền cho tôi như vậy đã đúng chưa? Nếu cần tôi phải gửi đơn đến những cơ quan nào để có thể đóng bảo hiểm lại trong thời gian trên? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các trường hợp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội :
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Như vậy, nếu như bạn thuộc đối tượng buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội thì công ty bạn buộc phải tham gia bảo hiểm cho bạn.
Nếu công ty không tham gia bảo hiểm cho bạn thì bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại đến phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện về hành vi vi phạm theo khoản 2, 3, 4 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.”
Như thế, trong trường hợp này công ty bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng cho bạn.
Mặt khác, nếu như bạn không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc thì bạn có thể đóng bảo hiểm tự nguyện trong trường hợp này.
6. Trách nhiệm khi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Hiện tôi đang làm phòng nhân sự, tôi muốn hỏi một số câu hỏi sau: Năm 2014 do đơn vị khó khăn nên đã nợ tiền bảo hiểm xã hội, vì thế đơn vị không được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động. Giữa năm 2014 có một trường hợp mắc bệnh ung thư vú, do không có thẻ bảo hiểm y tế nên họ phải chữa trị bệnh ở ngoài và sau nửa năm chữa trị người lao động có mang chứng từ lên đề nghị đơn vị thanh toán, nhưng do số tiền lên đến 40.000.000 triệu và hầu như toàn giấy điều trị và mua thuốc bên ngoài không nằm trong danh mục của bệnh viện. Vì vậy đơn vị có phải chi trả phần tiền của người lao động không? Và hình thức chi trả như thế nào? Tôi có mang chứng bệnh án của người lao động từ lên bảo hiểm xã hội hỏi, bảo hiểm xã hội – họ trả lời đơn vị không có thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động thì đơn vị phải trả, như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 3 Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
Luật sư tư vấn trách nhiệm hoàn trả chi phí khám chữa bệnh:1900.6568
“3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”
Như vậy, công ty bạn không đóng đầy đủ tiền bảo hiểm y tế cho người lao động thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức bảo hiểm mà người lao động đã chi trả khi khám chữa bệnh trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Theo đó, đơn vị bạn có thể đối chiếu lại đề nghị thanh toán của người lao động với quy định về các chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả để hoàn trả cho người lao động. Các khoản chi không thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả thì công ty bạn không phải thanh toán các khoản này cho người lao động.