Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính? Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính? Thủ tục xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là những thuật ngữ đã rất quyên thuộc với chúng ta nhất là các doanh nghiệp Việt nam. Tuy nhiên hiện nay cũng có không ít những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ và hành vi của vi phạm mà quyết định hình thức xử lý, trong đó hiện nay có rất nhiều trường hợp bị xử lý bằng biện pháp hành chính. Vậy xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính được pháp luật quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ theo quy định tại điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể:
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Căn cứ theo quy định như trên có thể thấy điểm a khoản 1 như quy định trên có nêu ” Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội” theo đó có thể hiểu tác giả ở đây được coi là người có vai trò trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm. Theo quy định của pháp luật thì quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại điều 19, điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 . Theo quy định thì quyền tác giả tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được sáng tạo và định hình theo nguyên tắc bảo hộ tự động. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả là những hành vi xâm phạm các quyền của các chủ thể là tác giả và chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định.
Thứ hai đối với những hành vi ” Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ” co thể hiểu đây là hành vi Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý hay còn gọi chung là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) và hàng hóa sao chép lậu.
Thứ ba đối với hành vi liên quan tới chỉ dẫn địa lý giả mạo được hiểu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Theo đó quy định trên đề ra những hành vi áp dụng hình thức xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt phải đúng theo hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
2. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính:
Căn cứ theo quy định tại điều 215. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể:
1. Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;
c) Nhằm bảo đảm thi hành
2. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Tạm giữ người;
b) Tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm;
c) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như trên chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra biện pháp xử phạt đó là áp dụng biện pháp ngăn chặn trong những trường hợp cần thiết đối với việc ngăn chặn hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định nhằm đảm bảo trật tự xã hội, xử phạt những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đưc. Do đó, để xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật, cần phải có những biện pháp nhằm ngăn chặn sự trốn tránh trách nhiệm của những đối tượng vi vi phạm pháp luật. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định về những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý hành chính
Ngoài ra tại khoản 2 được nêu như trên chúng ta thấy có các biện pháp ngăn chặn cụ thể theo đó các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính có thể căn cứ theo tình hình thực tế, tính chất của từng trường hợp cụ thể để áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm một cách phù hợp. Giúp cho việc xử lý vi phạm hành chính được diễn ra một cách suôn sẻ, đúng pháp luật. Để làm được điều đó. pháp luật cũng quy định về những nguyên tắc trong việc áp dụng các biện pháp đảm bảo và ngăn chặn để cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt, chuẩn xác theo đúng quy định pháp luật đề ra.
3. Thủ tục xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Trên thực tế trong xã hội khi nhận thấy có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, để xử lý hành vi vi phạm thì chủ sở hữu thực hiện các bước sau:
Bước 1: Giám định xâm phạm
Giám định hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ rất quan trọng, nhằm giúp xác định có hay không có hành vi vi phạm để từ đó làm căn cứ để tiến hành các biện pháp để xử lý.
Hồ sơ giám định gồm các các giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu giám định (Theo mẫu chung do Viện khoa học sở hữu trí tuệ cung cấp);
–
– Bản sao chứng thực văn bằng bảo hộ;
– Tài liệu chứng minh hành vi vi phạm (Mẫu vật hoặc ảnh chụp vật phẩm có chứa đối tượng yêu cầu giám định);
– Chứng từ nộp phí giám định.
Hồ sơ nộp tại Viện khoa học Sở hữu trí tuệ để tiến hành giám định.
Bước 2: Gửi thư cảnh báo tới chủ thể vi phạm
Đây được coi là bước xử lý bằng tình cảm, 2 bên tự thỏa thuận. Khi có kết quả giám định vi phạm thì chủ sở hữu gửi thư cảnh báo tới chủ thể vi phạm nhằm mục đích yêu cầu bên vi phạm chấm dứt vi phạm ngay lập tức.
Đây là bước không bắt buộc, nhưng trước khi nhờ đến pháp luật giải quyết thì chúng ta nên giải quyết nội bộ trước, tránh phức tạp không đáng có.
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi gửi thư cảnh báo:
– Trường hợp bên xâm phạm sẽ chấm dứt hành vi xâm phạm ngay sau khi nhận được thư khuyến cáo và 2 bên có thể hòa giải thương lượng thì kết thúc thủ tục xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ tại đây.
– Trường hợp khi đã nhận được thư cảnh báo, nhưng chủ thể vi phạm không chịu chấm dứt vi phạm mà vẫn tiếp tục thực hiện thì thực hiện bước tiếp theo.
Bước 3: Áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Nếu bên vi phạm không tự động chấm dứt hành vi xâm phạm sau khi nhận được thư cảnh báo, chủ sở hữu tiến hành nộp yêu cầu xử lý tới cơ quan chức năng như: Quản lý thị trường, Tòa án, Công an kinh tế,… để tiến hành các biện pháp phù hợp xử lý và buộc bên xâm phạm khắc phúc hậu quả, bồi thương thiệt hại,…
Như vậy để có thể áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính cơ quan thẩm quyền cần tiến hành theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định cụ thể, tùy vào mức độ và hành vi cụ thể gây hậu quả như thế nào để xác định biện pháp xử phạt và hình thức xử phạt theo đúng quy định mà pháp luật đưa ra.