Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ » Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu
  • 10/08/202010/08/2020
  • bởi Luật gia Lưu Thị Hải
  • Luật gia Lưu Thị Hải
    10/08/2020
    Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    0

    Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu năm 2020. Mức xử phạt vi phạm hành chính khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu.

    Hiện nay tất cả các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có một thương hiệu cho riêng mình để khẳng định tên tuổi của doanh nghiệp trên thị trường, khẳng định giá trị sản phẩm cũng như để phân biệt các doanh nghiệp, sản phẩm khác nhau. Vấn đề thương hiệu được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các cá nhân, tổ chức nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Và đối với các quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu thì sẽ được pháp luật bảo vệ tránh khỏi sự xâm phạm của cá nhân, tổ chức khác và tương ứng với các hành vi vi phạm sẽ bị pháp luật xử lý theo đúng quy định. Hy vọng qua bài viết này đội ngũ chuyên viên, luật sư của Luật Dương Gia sẽ giúp mọi người nắm rõ những quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu.

    Thứ nhất, khái niệm:

    – Thương hiệu: là một dấu hiệu hữu hình hoặc dấu hiệu vô hình để nhận biết một hàng hoá, một sản phẩm hay một dịch vụ được một cá nhân, tổ chức sản xuất, cung cấp (theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO).

    Hiện nay, mọi người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu, cho rằng đây là hai khái niệm đồng nhất. Tuy nhiên trên thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, đối với thương hiệu thì được thừa nhận trên thực tế nhưng chưa được Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 định nghĩa cũng như quy định về các vấn đề khác liên quan đến thương hiệu mà chỉ có về nhãn hiệu.

    – Quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu là các quyền được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Đó sẽ là quyền được bảo hộ về nhãn hiệu.

    Thứ hai, xử lý khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu:

    Căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu, cá nhận hoặc tổ chức có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, khởi kiện ra Tòa án Dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

    – Một là, xử lý hành chính:

    Xử lý hành chính khi xâm phạm quyền sở hữu về thương hiệu bao gồm các hình thức xử phạt sau: phạt tiền; tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm; buộc thay đổi tên thương hiệu hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm về xâm phạm thương hiệu; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu mà có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu.

    Căn cứ vào các Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi bán, trưng bày để bán; chào hàng; tàng trữ; vận chuyển, quá cảnh hàng hóa, dịch vụ hoặc đặt hàng, thuê người thực hiện hành vi, giao việc cho người khác thực hiện các hành vi đó cụ thể như sau:

    Xem thêm: Quyền tác giả là gì? Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là gì?

    + Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nêu trên đối với tem, bao bì, nhãn hoặc vật phẩm mang nhãn hiệu có số luợng dưới 500 đơn vị (bao gồm: cái, tờ, chiếc hoặc đơn vị tương đương);

    + Phạt tiền 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng: nếu có hành vi trên mà xâm phạm đến quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và giá trị hàng hóa, dịch vụ đến 3.000.000 đồng;

    + Phạt số tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng khi cá nhân, tổ chức vi phạm các hành vi nêu trên khi tem, nhãn, vật phẩm giả mạo nhãn hiệu có số lượng trên 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;

    + Phạt tiền 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu:

    Có các hành vi vi phạm nêu trên và giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

    Tem, vật phẩm, nhãn có nhãn hiệu giả mạo với số lượng trên 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;

    + Phạt tiền 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu:

    Có các hành vi vi phạm nêu trên xâm phạm quyền về nhãn hiệu, tên thương mại và mức giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

    Xem thêm: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

    Có các hành vi trên để giả mạo thương hiệu của doanh nghiệp và giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 5.000.000 đồng;

    + Áp dụng khung hình phạt từ 8.000.000 đồng – 12.000.000 đồng khi có hành vi giả mạo nhãn hiệu trong đó hàng hóa vi phạm có giá trị trong khung từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng;

    + Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trên xâm phạm quyền nhãn hiệu, tên thương mại mà giá trị hàng hóa vi phạm từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

    + Phạt tiền 12.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm nêu trên giả mạo nhãn hiệu, đồng thời giá trị hàng hóa vi phạm từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng;

    + Phạt tiền có giá trị từ 15.000.000 đồng – 25.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu mà giá trị của hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

    + Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 35.000.000 đồng khi hành vi giả mạo nhãn hiệu và khi hàng hóa vi phạm có giá trị được định giá từ 20.000.000 đồng – 40.000.000 đồng.

    – Hai là, về dân sự:

    Khi cá nhân, tổ chức có thương hiệu được bảo hộ và bị xâm phạm bởi các hành vi của các cá nhân, tổ chức khác thì có thể lựa chọn phương thức dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình, cụ thể như sau:

    Xem thêm: Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

    + Thỏa thuận với người, tổ chức vi phạm về vấn đề chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi công khai, không đưa ra thị trường, tàng trữ, lưu gwiux, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có);

    + Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm cư trú để yêu cầu họ thực hiện một số nghĩa vụ như: bồi thường thiệt hại; tiêu hủy, cải chính các sản phẩm, thông tin, hàng hóa xâm phạm; buộc chấm dứt các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác. 

    – Ba là, xử lý hình sự:

    Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi vi phạm thì sẽ xác định xem có đủ yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu có thì cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu của mình.

    Ngoài các biện pháp về hành chính, dân sự, hình sự thì cá nhân, tổ chức có thương hiệu bị xâm phạm có thể yêu cầu cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết của Việt Nam áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu về trí tuệ của thương hiệu. 

    Như vậy, khi cá nhân, tổ chức có thương hiệu được rộng rãi mọi người thừa nhận hay được pháp luật của Việt Nam hay quốc tế thừa nhận thì kèm theo đó sẽ được đảm bảo các quyền lợi để tránh cá nhân, tổ chức khác xâm phạm. Đối với các hình thức xử lý vi phạm nêu trên chính là một trong những biện pháp răn đe, một trong những chế tài xử lý để răn đe mọi người, đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, tổ chức có thương hiệu và đảm bảo một môi trường kinh doanh thương mại, cạnh tranh lành mạnh, công bằng cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. 

    Lưu ý:

    – Cách xác định giá trị sản của hàng hóa, sản phẩm: 

    Xem thêm: TM là gì? Phân biệt chữ R (®), C (©), TM (™) ghi trên nhãn sản phẩm dịch vụ?

    Để áp dụng khung hình phạt tiền nêu trên, người có thẩm quyền hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định được giá trị của hàng hóa vi phạm, cụ thể như sau:

    + Xác định theo giá niêm yết trên sản phẩm, hàng hóa, giá ghi trên hóa đơn mua bán, hợp đồng mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

    + Đối với hàng hóa chưa xuất bán: giá thành của hàng hóa vi phạm;

    + Được xác định theo giá trên thông báo của cơ quan tài chính ở địa phương; nếu không có thông báo giá thì sẽ xác định theo giá thị trường của địa phương đó tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu;

    Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia:

    – Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến miễn phí qua tổng đài 1900.6568

    – Tư vấn cách đăng ký bảo hộ thương hiệu

    – Tư vấn cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

    – Tư vấn thủ tục góp vốn bằng thương hiệu.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Lưu Thị Hải

    Chức vụ: Luật sư tại Luật Dương Gia

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Đang cập nhật ...

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 101 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đặc điểm, nội dung của quyền sở hữu trí tuệ?
    - Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh và chính xác 100%
    - Quyền sở hữu là gì? Quy định của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu?
    - Chế độ hưu trí đối với đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện
    - Chế độ nghỉ hưu, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức
    - Tư vấn chế độ hưu trí, chế độ về hưu sớm, xin về hưu muộn trực tuyến
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

    Hưu trí

    Quyền sở hữu

    Sở hữu trí tuệ

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Luật sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11 mới nhất năm 2021
    Phát minh là gì? Sáng chế là gì? Phân biệt phát minh với sáng chế?
    Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả: Hồ sơ, trình tự thủ tục mới nhất
    Thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm kịch bản truyền hình, sân khấu
    Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm văn học
    Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính
    Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
    Làm thế nào khi quên gia hạn nhãn hiệu? Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ muộn?
    Các tin mới nhất
    Viên chức là gì?
    Gậy tự vệ là gì? Có được sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ không?
    Quy định về chấp hành quy phạm pháp luật hành chính
    Quy phạm hành chính là gì? Quy định về áp dụng quy phạm pháp luật hành chính?
    Người khuyết tật? Như thế nào được gọi là người khuyết tật?
    Giao dịch không tiền mặt là gì? Quy định các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt?
    Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay
    Xã hội hoá giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Quyền tác giả là gì? Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là gì?
    26/12/2020
    quyen-tac-gia-la-gi-doi-tuong-duoc-bao-ho-quyen-tac-gia-la-gi
    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
    26/12/2020
    bao-ho-so-huu-tri-tue-la-gi-tai-sao-phai-dang-ky-so-huu-tri-tue
    Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
    24/12/2020
    vi-pham-quyen-so-huu-tri-tue-la-gi-cac-bien-phap-bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue
    Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đặc điểm, nội dung của quyền sở hữu trí tuệ?
    21/12/2020
    quyen-so-huu-tri-tue-la-gi-dac-diem-noi-dung-quyen-so-huu-tri-tue
    TM là gì? Phân biệt chữ R (®), C (©), TM (™) ghi trên nhãn sản phẩm dịch vụ?
    24/12/2020
    TM-la-gi-phan-biet-chu-r-tm-c-ghi-tren-nhan-san-pham-dich-vu
    Người nhặt được tài sản bỏ rơi, sau bao lâu thì có quyền sở hữu?
    16/10/2020
    Những trường hợp nhà ở không được cấp chứng nhận quyền sở hữu
    13/09/2020
    Điều kiện, hồ sơ thủ tục xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
    13/09/2020
    Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh và chính xác 100%
    05/12/2020
    Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế
    27/10/2020