Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Sở hữu trí tuệ » Đăng ký bản quyền ý tưởng ở đâu? Chi phí đăng ký bao nhiêu?

Đăng ký bản quyền ý tưởng ở đâu? Chi phí đăng ký bao nhiêu?

  • 05/12/2022
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    05/12/2022
    Luật Sở hữu trí tuệ
    0

    Mục đích việc đăng ký bản quyền ý tưởng. Đăng ký bản quyền ý tưởng ở đâu? Hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng. Chi phí đăng ký bản quyền ý tưởng bao nhiêu? Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

      Trong cuộc sống, bất kể trong hoàn cảnh nào con người cũng có những ý tưởng sáng tạo, đó là sản phẩm của trí tuệ. Và muốn được bảo đảm cho quyền của mình đối với ý tưởng do mình sáng tạo ra, tác giả phải thực hiện việc đăng ký bản quyền. Cụ thể đăng ký bản quyền ở đâu và chi phí như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

      Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mục đích việc đăng ký bản quyền ý tưởng:
      • 2 2. Đăng ký bản quyền ý tưởng ở đâu? 
      • 3 3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng:
      • 4 4. Chi phí đăng ký bản quyền ý tưởng bao nhiêu?
      • 5 5. Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả:

      1. Mục đích việc đăng ký bản quyền ý tưởng:

      Ý tưởng về thực tế được hiểu là một tài sản trí tuệ, cụ thể là một tác phẩm để được đăng ký bản quyền. Việc tiến hành đăng kí bản quyền ý tưởng có vai trò rất quan trọng, giúp trong việc bảo hộ cho ý tưởng của tác giả, đó là thành quả lao động cũng như thành quả của sự sáng tạo của cá nhân mỗi người

      Do vậy, mục đích cốt lõi của việc đăng ký bản quyền ý tưởng là để bảo hộ cho thành quả lao động, sáng tạo của chính người có ý tưởng, tránh các rủi ro như sau:

      – Cá nhân, tổ chức không thực hiện được các quyền nhân thân của tác giả như đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; hay quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

      – Cá nhân, tổ chức sẽ không thực hiện được các quyền tài sản của tác giả như:

      + Được biểu diễn tác phẩm trước công chúng

      + Quyền sao chép tác phẩm

      + Làm tác phẩm phái sinh

      + Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

      + Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác

      + Cuối cùng là quyền được cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính;…

      Xem thêm: Đăng ký bản quyền bài hát do mình sáng tác

      2. Đăng ký bản quyền ý tưởng ở đâu? 

      Hiện nay, có quan có thẩm quyền đăng ký quyền ý tưởng là Cục Bản quyền tác giả. Địa chỉ cụ thể:

      – Tại Hà Nội: số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

      – Ngoài ra có văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng:

      + Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3

      + Tại Thành phố Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà

      Xem thêm: Bản quyền là gì? Quyền tác giả có khác với bản quyền không?

      3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng:

      Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm những giấy tờ sau đây:

      – Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo mẫu áp dụng chung toàn quốc

      – Văn bản cam kết của chủ ý tưởng về việc không sao chép, tác phẩm là do chính tác giả sáng tạo ra

      – Các bản in được thể hiện ý tưởng trên giấy

      – Giấy tờ tùy thân của (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân) của người đăng ký bảo hộ

      – Trong trường hợp ủy quyền phải có giấy tờ ủy quyền hoặc giấy giới thiệu nếu chủ sở hữu không tự thực hiện thủ tục

      Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng cụ thể như sau:

      Bước 1: Tác giả phải thể hiện ý tưởng thông qua một hình thức vật chất nhất định: 

      Tác phẩm là một sản phẩm sáng tạo trong bất kể các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, hay khoa học và được thể hiện dưới bất kể một phương tiện hay hình thức nào. Muốn được bảo hộ quyền tác giả đối với ý tưởng của mình, thì ý tưởng đó phải được thể hiện bằng một hình thức vật chất nhất định thì mới có cơ sở, có căn cứ. Nếu như ý tưởng chỉ là suy nghĩ, chỉ là tưởng tượng phi vật chất thì không thể có căn cứ để tiến hành bảo hộ

      Và về nguyên tắc, thời điểm xác lập quyền tác giả là kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Do đó, một cá nhân, tổ chức cần thể hiện tác phẩm dưới một hình thức có thể nhìn thấy được để đăng ký bản quyền ý tưởng

      Bước 2: Lựa chọn loại hình tác phẩm để đăng ký bảo hộ:

      Dựa theo nhu cầu và bản chất của các loại hình tác phẩm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả sẽ tiến hành lựa chọn loại hình tương ứng để đăng ký. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, chỉ có một số tác phẩm mới thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:

      – Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác

      – Các bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

      – Tác phẩm âm nhạc

      – Các tác phẩm báo chí

      – Tác phẩm sân khấu

      – Các tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh)

      – Tác phẩm nhiếp ảnh

      – Tác phẩm kiến trúc

      – Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

      – Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

      – Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

      Lưu ý một số đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: Các tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, lặp đi lặp lại chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo; hay các văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân

      Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ:

      Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên và người có nhu cầu đăng ký bảo hộ sẽ nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng

      Bước 4: Giải quyết và trả kết quả:

      – Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ của người nộp hồ sơ đăng ký bản quyền ý tưởng, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ đầy đủ hợp lệ sẽ tiến hành đăng ký và Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

      – Thời gian giải quyết trong vòng 15 ngày

      – Người nộp hồ sơ cầm Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân), Giấy hẹn đến để nhận kết quả

      Xem thêm: Đăng ký bản quyền trang website có được không?

      4. Chi phí đăng ký bản quyền ý tưởng bao nhiêu?

      Chi phí đăng ký bản quyền tác giả được quy định tại Thông tư số 211/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:

      – Mức thu 100.000 đồng: đối với loại hình tác phẩm là tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết); Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm nhiếp ảnh

      – Mức thu 300.000 đồng: đối với loại hình tác phẩm là tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học

      – Mức thu 400.000 đồng: đối với loại hình tác phẩm là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm tạo hình

      – Mức thu 500.000 đồng: đối với loại hình tác phẩm là tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa; Tác phẩm điện ảnh

      – Mức thu 600.000 đồng: đối với loại hình tác phẩm là chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính

      Các loại chi phí khi đăng ký quyền liên quan đến tác giả, cụ thể:

      – Cuộc biểu diễn được định hình trên: bản ghi âm giá 200.000 đồng; bản ghi hình giá 300.000 đồng; chương trình phát sóng giá 500.000 đồng

      – Đối với bản ghi âm giá 200.000 đồng

      – Đối với bản ghi hình giá 300.000 đồng

      –  Đối với chương trình phát sóng giá 500.000 đồng

      Xem thêm: Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính

      5. Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả:

      Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đang áp dụng là mẫu số 01 ban hành trong Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      —————

      TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

      Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

      1. Người nộp tờ khai:

      Họ và tên/Tên tổ chức:…….

      Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền):……..

      Sinh ngày:……tháng……..năm…….

      Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):……..

      Ngày cấp:………tại:………

      Địa chỉ:……..

      Số điện thoại:……Email………..

      Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả):         

      2. Tác phẩm đăng ký:

      Tên tác phẩm:………

      Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): ……..

      Ngày hoàn thành tác phẩm:……….

      Công bố/chưa công bố:………

      Ngày công bố:………

      Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghi hình):………..

      Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố………Nước……….

      Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm – nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):  ………

      3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:

      Tên tác phẩm gốc:……….

      Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………..

      Tác giả của tác phẩm gốc:…….. Quốc tịch:……

      Chủ sở hữu tác phẩm gốc:……….

      (Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ ” và nguồn thông tin:………. )

      4. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):

      Họ và tên:………Quốc tịch………….

      Bút danh:………….

      Sinh ngày:…….tháng…….năm…….

      Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu:……..

      Ngày cấp:……..tại:……….

      Địa chỉ:………

      Số điện thoại……….Email……….

      5. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):

      Họ và tên/Tên tổ chức:……Quốc tịch…….

      Sinh ngày:……..tháng……năm………

      Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):………..

      Ngày cấp:……..tại:………

      Địa chỉ:……….

      Số điện thoại…….Email……….

      Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc, thừa kế…):  

      6. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:

      Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:……..

      Cấp ngày……..tháng…….năm……..

      Tên tác phẩm:……..

      Loại hình:……..

      Tác giả:………Quốc tịch…….

      Chủ sở hữu:………Quốc tịch……..

      Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):………

      Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:……….

      Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

                                         …., ngày…..tháng……năm……
      Người nộp đơn
      (họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)

        Xem thêm: Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền logo độc quyền

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Đăng ký bản quyền


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Bản quyền là gì? Quyền tác giả có khác với bản quyền không?

        Bản quyền là gì? Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả có khác với bản quyền không? Bản quyền và quyền tác có phải là hai khái niệm đồng nhất không?

        Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính mới nhất hiện nay

        Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là gì? Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính? Hướng dẫn soạn thảo tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính? Một số quy định của pháp luật về đăng ký bản quyền phần mềm máy tính? Các thông tin liên quan?

        Thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm kịch bản truyền hình, sân khấu

        Thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm kịch bản truyền hình, sân khấu. Đăng ký bản quyền cho kịch bản truyền hình, sân khấu năm 2020.

        Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm văn học

        Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm văn học năm 2020. Tác phẩm văn học như thế nào thì được đăng ký bảo hộ?

        Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính

        Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính. Dịch vụ đăng ký phần mềm máy tính nhanh nhất năm 2020.

        Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

        Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Ý nghĩa của việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

        Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền logo độc quyền

        Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền logo độc quyền? Trường hợp nào cần đăng ký bản quyền cho logo độc quyền theo quy định?

        Thủ tục đính chính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả

        Thủ tục đính chính thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả được quy định như sau:

        Luật sư tư vấn về đăng ký bản quyền phần mềm

        Tôi là một trong những người lập trình cho phần mềm A và được công ty giao nhiệm vụ thực hiện đăng ký bản quyền cho phần mềm này, nhưng tôi có việc bận không thể tự đi đăng ký được.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi tư vấnGọi tư vấnYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ