Xử lý vi phạm bảo hiểm xã hội? Xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự các sai phạm về bảo hiểm xã hội? Giải quyết tranh chấp về Bảo hiểm thất nghiệp?
Tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm thất nghiệp đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nhiều Người lao động là một trong những nguyên nhân gây nên các cuộc đình công phức tạp, kéo dài, tăng nguy cơ về bất ổn xã hội. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm mà các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Xử lý vi phạm bảo hiểm xã hội:
1.1. Về xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ–CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó quy định:
– Đối với Người lao động: Sẽ bị xử phạt hành chính đối với những hành vi: thỏa thuận với Người sử dụng lao động về việc không tham gia Bảo hiểm thất nghiệp ; kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu Trách nhiệm hình sự ; người đang hưởng Trợ cấp thất nghiệp không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên (Khoản 1 Điều 39; Khoản 1 Điều 40).
– Đối với Người sử dụng lao động : Sẽ bị xử phạt hành chính đối với những hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho Người lao động ; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về Bảo hiểm thất nghiệp khi có yêu cầu; chậm đóng Bảo hiểm thất nghiệp ; đóng Bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; Chiếm dụng tiền đóng; giả mạo hồ sơ Bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi nhưng chưa đến mức truy cứu Trách nhiệm hình sự ; tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho Người lao động không theo đúng phương án được phê duyệt (Điều 39; Điều 40; Điều 41).
– Đối với cơ sở đào tạo nghề: Sẽ bị xử phạt hành chính đối với những hành vi: dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà Người lao động đã đăng ký; thỏa | thuận với các cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi từ số tiền hỗ trợ học nghề (Khoản 5 Điều 41).
Ngoài hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền còn có các hình thức phạt bổ sung như: Buộc Người sử dụng lao động đóng đủ số tiền Bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội ; Buộc Người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi; Buộc nộp lại số tiền số tiền Trợ cấp thất nghiệp , số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho Người lao động đã nhận; Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện dạy nghề đủ thời gian khóa học; Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp nộp lại số tiền đã trục lợi;... Các quy định trong Nghị định số 12/2012/NĐ–CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ đã có nhiều điểm tiến bộ, đã bổ sung thêm các hành vi vi phạm và tăng mức xử phạt đối với các hành vi này, đảm bảo việc xử lý nghiêm minh và ngăn ngừa các hành vi vi phạm xảy ra.
1.2. Về truy cứu trách nhiệm hình sự:
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp đối với Người lao động mà có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS có thể bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Đây là chế định hoàn toàn mới được quy định trọng Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Bộ luật đã có những quy định dành riêng đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm thất nghiệp như Điều 214 quy định về Tội gian lận Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm thất nghiệp ; Điều 216 quy định về Tội trốn đóng Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm y tế , Bảo hiểm thất nghiệp .
Theo đó, cá nhân có hành vi gian lận để chiếm đoạt tiền Bảo hiểm xã hội từ 10.000.000 đồng (Điều 214) hoặc cá nhân/pháp nhân thương mại trốn đóng Bảo hiểm xã hội cho từ 10 Người lao động trong thời hạn từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà tiếp tục vi phạm (Điều 216) thì bị truy cứu Trách nhiệm hình sự . Hình phạt chính với loại tội phạm này gồm 3 loại: phạt tiền (từ 20.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng); phạt cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 2 năm; phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm; ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Đóng Bảo hiểm thất nghiệp là trách nhiệm, nghĩa vụ của Người lao động và cả Người sử dụng lao động . Tuy nhiên, trên thực tế, có những hành vi nhằm trốn tránh đóng hoặc đóng không đủ tiền Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc theo quy định của pháp luật. Đây là một vi phạm pháp luật cần phải có chế tài nghiêm khắc để răn đe cũng như xử phạt. Bộ luật hình sự năm 2015 đã có những quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm này, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước cũng như việc quyết tâm đảm bảo công bằng, bình đẳng cho tất cả mọi người.
2. Về giải quyết tranh chấp về Bảo hiểm thất nghiệp:
Tranh chấp về Bảo hiểm thất nghiệp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải tại hòa giải viên lao động mà các bên có quyền gửi đơn ra Tòa án nhân dân để giải quyết sau khi thương lượng không thành hoặc các bên không có thiện chí thương lượng. Tranh chấp giữa Người lao động hoặc Người sử dụng lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội là tranh chấp hành chính, được giải quyết theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
Các tranh chấp về Bảo hiểm thất nghiệp hầu hết đều liên quan đến vấn đề: công ty không chốt sổ Bảo hiểm xã hội , không trả sổ Bảo hiểm xã hội để Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp; Người sử dụng lao động , doanh nghiệp hàng tháng vẫn trừ 10,5% từ tiền lương của Người lao động nhưng không đóng bảo hiểm cho Người lao động ; Doanh nghiệp nợ đóng Bảo hiểm xã hội dẫn đến tình trạng không giải quyết được các chế độ bảo hiểm cho Người lao động ;...
Về thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp về Bảo hiểm thất nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động, cụ thể quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019 và thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân theo quy định tại Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015. Doanh nghiệp có trách nhiệm bắt buộc phải đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho Người lao động , khi doanh nghiệp trừ lương của Người lao động hàng tháng nhưng không trích nộp tiền Bảo hiểm thất nghiệp cho Người lao động , không chốt sổ Bảo hiểm xã hội và không hoàn trả sổ Bảo hiểm xã hội là vi phạm quy định pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của Người lao động , khiến họ không được hưởng các chế độ kịp thời của bảo hiểm.
Vì vậy, khi xét xử vụ án để giải quyết tranh chấp, ngoài số tiền Bảo hiểm xã hội phải đóng thì Công ty đó còn có trách nhiệm nộp tiền lãi chậm đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định vào Quỹ Bảo hiểm xã hội .