Hiện nay, tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định rất cụ thể các trường hợp và mức xử phạt khi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng. Vậy thẩm quyền xử lý vi phạm trong xây dựng nhà ở được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm trong xây dựng nhà ở:
Thẩm quyền xử lý vi phạm trong xây dựng nhà ở được quy định từ Điều 72 đến Điều 80 tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt | Hình thức xử phạt |
Thanh tra viên xây dựng (hoặc thanh tra viên Giao thông vận tải – Xây dựng) | – Phạt cảnh cáo. – Phạt tiền ở mức đến 1 triệu đồng. – Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2 triệu đồng. – Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. |
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng | – Phạt cảnh cáo. – Phạt tiền ở mức đến 100 triệu đồng. – Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200 triệu đồng. – Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. – Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: + Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. + Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
|
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng | – Phạt cảnh cáo. – Phạt tiền ở mức như sau: + Đối với hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản: đến 500 triệu đồng. + Đối với hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà: đến 210 triệu đồng. – Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. – Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: + Đối với các hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản: không được vượt quá 1 tỷ đồng. + Đối với các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà: không được vượt quá 420 triệu đồng. – Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau: + Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. + Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
|
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải – Xây dựng) | – Phạt cảnh cáo. – Phạt tiền ở mức đến 100 triệu đồng. – Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không được vượt quá 200 triệu đồng. – Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. – Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: + Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. + Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng. |
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng | – Phạt cảnh cáo. – Phạt tiền, cụ thể: + Với hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà: phạt đến 300 triệu đồng. + Với hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản: phạt đến 1 tỷ đồng. – Tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. – Thực hiện tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. – Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: + Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. + Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng. |
Công an nhân dân | – Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt các đối tượng là tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng theo quy định. |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã | – Phạt cảnh cáo. – Phạt tiền ở mức đến 10 triệu đồng. – Thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (trị giá dưới 20 triệu đồng). – Được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: + Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện | – Phạt cảnh cáo. – Phạt tiền ở mức đến 200 triệu đồng. – Được quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. – Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. – Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau: + Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. + Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng. |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | – Thực hiện phạt cảnh cáo. – Phạt tiền ở mức sau: + Đối với hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà: phạt đến 300 triệu đồng. + Đối với hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản: phạt đến 1 tỷ đồng. – Thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. – Được quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. – Được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau: + Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. + Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng. |
2. Một số hành vi vi phạm về xây dựng nhà ở và mức phạt:
2.1. Xử phạt vi phạm về giấy phép xây dựng nhà ở:
* Đối với hành vi không có giấy phép xây dựng (áp dụng với trường hợp bắt buộc phải có giấy phép xây dựng):
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: mức xử phạt từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: mức xử phạt từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: mức xử phạt từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng.
* Đối với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng:
Mức xử phạt từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
(căn cứ khoản 8 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP).
* Đối với hành vi thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trường hợp cấp mới giấy phép xây dựng):
– Với xây dựng nhà ở riêng lẻ: xử phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: xử phạt từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
– Với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: xử phạt từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng.
(căn cứ khoản 6 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP).
* Đối với hành vi thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn):
– Với xây dựng nhà ở riêng lẻ: xử phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: xử phạt từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: xử phạt từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng.
(căn cứ khoản 4 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP).
2.2. Xử phạt vi phạm về khởi công xây dựng công trình:
– Không có giấy phép xây dựng khi thi công đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Xử phạt từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
– Không có giấy phép xây dựng khi thi công đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Xử phạt từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật xây dựng sửa đổi 2020;
– Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.