Xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Giao dịch bảo đảm có quyền đòi nợ.
1. Quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Quyền đòi nợ chính là một tài sản, cụ thể là một quyền tài sản được quy định tại Điều 163 “Bộ luật dân sự 2015”. Chủ sở hữu quyền đòi nợ có quyền định đoạt tài sản này, trong đó có quyền dùng quyền đòi nợ để thế chấp nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Quyền đòi nợ là một loại tài sản đặc thù, vì thế pháp luật cũng có những quy định riêng biệt trong việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ.
Nghị định 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm có quy định về quyền xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ như sau:
“Điều 66. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ
1. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được uỷ quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền được đòi nợ.
2. Trong trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó”.
Như vậy, khi xử lý tài sản thế chấp thì quyền yêu cầu đòi nợ sẽ chuyển giao từ bên thế chấp sang bên nhận thế chấp. Bên nhận thế chấp có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ phải
Trong trường hợp bên nhận thế chấp đồng thời cũng là bên có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ thì sẽ được bù trừ khoản tiền. Nếu giá trị khoản nợ nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận thế chấp vẫn phải thanh toán phần còn thiếu cho bên thế chấp. Nếu giá trị khoản nợ lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận thế chấp phải hoàn trả phần chênh lệch cho bên thế chấp.
2. Trình tự xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Thông tư liên tịch số: 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN cũng hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ:
– Trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ ít nhất bảy (07) ngày làm việc, bên nhận thế chấp gửi cho bên có nghĩa vụ trả nợ văn bản
>>> Luật sư
– Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản
a) Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm chuyển khoản tiền trả nợ vào tài khoản do bên có nghĩa vụ trả nợ mở tại Ngân hàng theo chỉ định của bên nhận thế chấp.
Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu Ngân hàng phong tỏa tài khoản này và chỉ được quyền yêu cầu Ngân hàng giải tỏa để xử lý khi đến thời điểm xử lý tài sản thế chấp. Kể từ thời điểm nộp tiền vào tài khoản, bên có nghĩa vụ trả nợ không được quyền yêu cầu Ngân hàng giải tỏa và thực hiện giao dịch đối với số tiền này.
b) Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra sau thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khoản nợ đó cho mình tại thời điểm nghĩa vụ trả nợ đến hạn.
Bên nhận thế chấp không được yêu cầu bên thế chấp thanh toán khi nghĩa vụ trả nợ chưa đến hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp nhận trực tiếp các khoản tiền, tài sản từ bên có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận thế chấp phải lập biên bản có chữ ký của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ. Biên bản nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản và xác định giá trị tài sản.
– Trong trường hợp bên thế chấp không ký vào biên bản thì biên bản đó chỉ cần chữ ký của bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ. Bên nhận thế chấp có trách nhiệm gửi biên bản nhận các khoản tiền, tài sản cho bên thế chấp.
– Trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên nhận thế chấp có quyền thực hiện các biện pháp sau đây:
“a) Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo thủ tục quy định tại Điều 63 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP trong trường hợp khoản nợ là vật;
b) Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải trả số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
c) Yêu cầu bên thế chấp thực hiện tiếp nghĩa vụ bảo đảm trong trường hợp giá trị nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ thực hiện không đủ để thanh toán giá trị nghĩa vụ của bên thế chấp;
d) Khởi kiện yêu cầu
Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật”.