Tài sản đảm bảo là tài sản được áp dụng cho các giao dịch bảo đảm theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Vậy xử lý tài sản đảm bảo khi nào? Thứ tự xử lý tài sản bảo đảm ra sao? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tài sản đảm bảo?
Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Hay nói cách khác, khi tiến hành vay tiền, bên đi vay sẽ sử dụng tài sản của mình nhằm bảo đảm cho khoản vay. Bên cho vay sẽ giữ tài sản bảo đảm này cho đến khi bên vay thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng theo thỏa thuận của hai bên.
– Hiện nay, tài đảm bảo được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn giao kết hợp đồng dân sự tại nước ta hiện nay. Tài sản đảm bảo giúp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của của bên cho vay và bên đi vay. Cụ thể như sau:
+ Tài sản đảm bảo giúp bên đi vay tìm kiếm được nguồn vay phù hợp với mong muốn tài chính của mình. Tức, họ sẽ sử dụng tài sản đảm bảo làm “tin”, để bên cho vay tin tưởng, cho họ vay tiền. Thông qua hình thức cho vay này, bên vay sẽ có được một nguồn tài chính phù hợp với nhu cầu, mong muốn sử dụng của mình.
+ Tài sản bảo đảm giúp bên cho vay bảo đảm sự an toàn cho khoản vay của mình. Trong trường hợp bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên cho vay sẽ dựa vào tài đảm bảo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật dân sự 2015, tài sản bảo đảm phải đảm bảo những điều kiện cụ thể sau đây:
+ Thứ nhất, tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu. Khi cá nhân, tổ chức đưa tài sản trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải đảm bảo tài sản đó thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
+ Thứ hai, tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được. Tức tài sản bảo đảm được đưa vào giao dịch phải đảm bảo các bên có thể xác định được giá trị của tài sản đó.
+ Thứ ba, giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
+ Thứ tư, tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành tương tương lai.
Như vậy, khi tiến hành sử dụng tài sản đảm bảo cho giao dịch dân sự (vay tiền) của mình, bên cho vay và bên đi vay phải xác nhận tài sản đảm bảo đó đủ điều kiện theo những quy định của pháp luật nêu trên. Việc đảm bảo tuân thủ những điều kiện này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay và bên đi vay.
2. Xử lý tài sản đảm bảo khi nào?
Theo quy Điều 299 Bộ luật dân sự 2015, với các trường hợp sau đây thì sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm:
+ Trường hợp 1: Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Thông thường, khi tiến hành giao kết hợp đồng vay mượn tài sản với nhau, các bên sẽ tham gia giao kết hợp đồng. Trong hợp đồng, các bên sẽ cùng thỏa thuận rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên, bao gồm nghĩa vụ thanh toán. Bản chất của tài sản bảo đảm là giúp bên đi vay sử dụng nó làm vật bảo đảm cho việc vay nợ của mình; giúp bên cho vay bảo vệ được khoản vay. Do đó, khi bên đi vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm.
+ Trường hợp 2: Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Trong hợp đồng vay nợ, các bên sẽ thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, sẽ có những quy định thỏa thuận liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận. Lúc này, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý.
+ Ngoài ra còn có trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, tài sản bảo đảm được xử lý khi bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; hoặc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Thứ tự xử lý tài sản bảo đảm:
Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đưa ra những quy định về thứ tự xử lý tài sản bảo đảm như sau: chi phí bảo quản, bán tài sản và xử lý tài sản; nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có.
Đến Bộ luật Dân sự năm 2015, Nhà nước không còn đưa ra những quy định cụ thể về thứ tự thanh toán các nghĩa vụ được bảo đảm khi bán tài sản bảo đảm.
Vậy nên, khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về thứ tự thu nợ gốc và lãi. Đối với các tổ chức tín dụng, “đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau” từ tiền bán tài sản bảo đảm. Nhà nước tôn trọng sự thỏa thuận này. Trong trường hợp phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp, Nhà nước sẽ dựa vào những thỏa thuận này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
4. Mẫu hợp đồng cho vay có tài sản bảo đảm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG
VAY TÀI SẢN CÓ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Hôm nay, ngày…….. tháng………. năm ….., tại ……… , Chúng tôi gồm:
I. BÊN CHO VAY (Tạm gọi là bên A)
Ông (bà)………
Sinh năm: ……….
CMND số:………do Công an thành phố…..cấp………..
Hộ khẩu thường trú: ………..
Điện thoại:……….
II. BÊN VAY (Tạm gọi là bên B)
1. Ông ……….
Sinh năm: ………..
CMND số: ………do Công an thành phố ……..cấp……….
Hộ khẩu thường trú: ……..
Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các Bên, chúng tôi tự nguyện lập và ký kết Hợp đồng vay tài sản với các nội dung cụ thể sau đây:
ĐIỀU 1: TÀI SẢN VÀ MỤC ĐÍCH VAY
1. Tài sản vay: là tiền ………, cụ thể số tiền là: ………đồng (Bằng chữ………).
2. Mục đích vay: Bên B vay tài sản của Bên A để phục vụ cho mục đích ………..
ĐIỀU 2: THỜI HẠN
1. Thời hạn vay là: 1 (một) ngày kể từ ngày……/…../ …….. đến ngày……/…../ ……..
2. Thời hạn chậm trả là:…….. (bằng chữ………..) kể từ ngày đến hạn thanh toán quy định tại khoản 1, Điều này.
3. Thời hạn trả tiền phạt do chậm trả là:……..ngày tính từ ngày……/…../ …..
ĐIỀU 3: LÃI SUẤT VAY
Lãi suất vay là ……..%/tháng ( Bằng chữ:………phần trăm/ tháng)
ĐIỀU 4: ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC GIAO TÀI SẢN VAY VÀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
– Bằng việc ký kết Hợp đồng này xác nhận Bên A đã trao, Bên B đã nhận đủ số tiền vay ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này.
– Tại thời điểm ký Hợp đồng này, Bên B đã giao và Bên A đã nhận tài sản đảm bảo quy định tại Điều 5 của Hợp đồng này (nếu có).
ĐIỀU 5: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ PHƯƠNG THỨC TRẢ NỢ
1. Tài sản đảm bảo:
Bên B đảm bảo khả năng thanh toán khoản nợ trên bằng việc cầm cố, thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên B là: ………
2. Phạt vi phạm:
Đến thời hạn thanh toán quy định tại khoản 1, Điều 2 của Hợp đồng này, nếu Bên B chậm thanh toán thì Bên A có quyền phạt Bên B một khoản tiền chậm trả là: ……… đồng /1 ngày (……..đồng trên một ngày) tương ứng với thời gian chậm trả.
3. Phương thức trả nợ:
Nếu hết thời gian chậm trả quy định tại Điều 2 của Hợp đồng mà Bên B vẫn không trả số tiền vay nêu trên thì Bên B sẽ xử lý tài sản Bảo đảm để trừ nợ.
ĐIỀU 6: QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN VAY
Bên A trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
– Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau.
– Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Bên A cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, về tài sản vay đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.
– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
2. Bên B cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.
– Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản vay.
– Sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong Hợp đồng này.
– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
ĐIỀU 10: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này.
Hợp đồng này gồm 2(hai) trang đánh máy, tiếng Việt và được lập thành 2 bản chính, mỗi Bên giữ một bản chính để thực hiện.
Bên A Bên B
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự 2015.