Xử lý tài sản của hợp tác xã khi bắt buộc giải thể. Các trường hợp hợp tác xã bắt buộc phải giải thể.
Xử lý tài sản của hợp tác xã khi bắt buộc giải thể. Các trường hợp hợp tác xã bắt buộc phải giải thể.
Tóm tắt câu hỏi:
Khi hợp tác xã bị buộc giải thể thì tài sản, các hợp đồng tiêu thụ nông sản của hợp tác xã, tiền lương, tiền công của thành viên xử lý như thế nào? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 1 Điều 54 Luật hợp tác xã 2012 quy định trường hợp giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã.
Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong 12 tháng liên tục;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
– Theo quyết định của Tòa án.
Theo đó, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.
Như vậy, hội đồng giải thể có trách nhiệm thông báo về thời hạn thanh toán các khoản nợ và thanh lý các hợp đồng và xử lý tài sản của hợp tác xã theo trình tự quy định tại Điều 49 Luật hợp tác xã 2012 như sau:
– Thu hồi các tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia;
– Thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Đối với việc xử lý tài sản còn lại, trừ tài sản không chia thì xử lý theo trình tự ưu tiên như sau:
– Thanh toán chi phí giải thể, bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi và thanh lý tài sản;
– Thanh toán nợ lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của người lao động;
– Thanh toán các khoản nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật;
– Thanh toán các khoản nợ không bảo đảm;
– Giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số vốn điều lệ.
Trường hợp giá trị tài sản còn lại không đủ để thanh toán các khoản nợ thuộc cùng một hàng ưu tiên thanh toán thì thực hiện thanh toán một phần theo tỷ lệ tương ứng với các khoản nợ phải chi trả trong hàng ưu tiên đó.
Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã quy định việc xử lý tài sản không chia như sau của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể như sau:
– Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên thì đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp;
– Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn;
– Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự sau đây để thanh toán các khoản nợ:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
– Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
– Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chế độ về tài sản, tài chính của hợp tác xã
– Hợp tác xã có được bồi thường đất khi thu hồi không?
– Quy định thành lập và giải thể hợp tác xã
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại