Xử lý nợ khi chi nhánh chấm dứt hoạt động. Việc xử lý công nợ khi doanh nghiệp cổ phần hóa.
Xử lý nợ khi chi nhánh chấm dứt hoạt động. Việc xử lý công nợ khi doanh nghiệp cổ phần hóa.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là một đơn vị hạch toán phụ thuộc có mở mã số thuế 13 số trực thuộc 1 Tổng công ty nhà nước. Năm 2014 tổng công ty cổ phần hóa, hiện tại đã có quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh và đã thành lập 1 công ty con vốn góp của tổng công ty là 65%. Chúng tôi đang vướng 1 số vấn đề mong quý luật sư giải đáp giúp.
1. Toàn bộ công nợ tài sản sẽ chuyển về tổng công ty không phải xuất hóa đơn từ chi nhánh lên tổng công ty có đúng không?
2. Có cơ sở để chuyển nợ này về công ty mới thành lập được không? Hay phải chuyển nợ về tổng công ty xong tổng công ty bán lại cho công ty mới?
3. Nếu bán nợ từ tổng công ty sang công ty mới thì thủ tục gồm những gì? Tổng công ty có phải xuất hóa đơn cho công ty mới thành lập không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Đối với việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, thành lập công ty con với số vốn của tổng công ty là 65% thì các khoản nợ sẽ được xử lý theo khoản 4 Điều 206 Luật doanh nghiệp 2014:
"Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật."
Như vậy, những công nợ trước đó của chi nhánh sẽ do tổng công ty chi trả.
Về việc xử lý công nợ khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP như sau:
– Các khoản nợ phải thu xử lý theo Điều 15 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP:
Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn), đồng thời thực hiện thu hồi các khoản nợ đến hạn trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng. Những khoản nợ không có đủ hồ sơ pháp lý chứng minh khách nợ còn nợ hoặc không có khả năng thu hồi theo quy định thì không được loại trừ ra ngoài giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân để xử lý theo nguyên tắc sau:
+ Xác định trách nhiệm xử lý bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến khoản nợ phải thu không xác định được khách nợ, phần tổn thất còn lại được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
+ Hoàn thiện hồ sơ, tiếp tục theo dõi để xử lý thu hồi đối với những khoản nợ không chứng minh được là không có khả năng thu hồi.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (bao gồm cả các khoản nợ khó đòi đã được xử lý bằng nguồn dự phòng trong vòng 05 năm liền kề trước khi cổ phần hóa) kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu với hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
– Các khoản nợ phải trả tổ chức cá nhân xử lý theo Điều 16 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP:
Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải trả (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn) trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả trước khi xác định giá trị doanh nghiệp, cổ phần hóa hoặc thỏa thuận bằng văn bản với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
Việc chuyển nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thành vốn góp cổ phần được thực hiện theo kết quả đấu giá thành công của chủ nợ hoặc không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai (trong trường hợp bán thỏa thuận). Trường hợp áp dụng hình thức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước khi đấu giá công khai thì thực hiện chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo kết quả thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt.
Nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước: doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm nộp thuế và các khoản nợ ngân sách nhà nước trước khi chuyển đổi; trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa toàn bộ các khoản nợ được bàn giao.
Trong quá trình cổ phần hóa, nếu doanh nghiệp cổ phần hóa có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn vay của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2014 không có quy định liên quan đến bán nợ. Do đó, nếu nợ của tổng công ty thì tổng công ty có nghĩa vụ trả.