Tái cơ cấu nợ là gì? Đặc điểm và các hình thức tái cơ cấu nợ?

Khái quát về tái cơ cấu nợ? Đặc điểm và các hình thức tái cơ cấu nợ? Lợi ích của việc tái cấu trúc nợ?

Với sự phát triển của nền kinh tế thì các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng của Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp lâm vào nguy cơ phá sản. Tái cấu trúc nợ hay còn gọi là tái cơ cấu nợ là một phần trong chiến lược tái cấu trúc tài chính. Tái cấu trúc nợ trong những năm gần đây đang trở thành một quá trình được các công ty, doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích để tránh rủi ro vỡ nợ đối với khoản nợ hiện có hoặc để tận dụng mức lãi suất thấp hơn. Việc tái cơ cấu nợ cũng có thể được các doanh nghiệp thực hiện khi đang bên bờ vực mất khả năng thanh toán.

Trên thực tế thì tái cấu trúc nợ cung cấp một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn so với việc phá sản khi một công ty hoặc cá nhân rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Tái cấu trúc nợ là một quá trình mà thông qua đó một công ty có thể nhận được sự cắt giảm nợ và gia hạn nợ để tránh bị tịch thu hoặc thanh lý tài sản.

1. Khái quát về tái cơ cấu nợ: 

Tái cơ cấu nợ được hiểu như sau:

Khi nhắc đến hai từ cơ cấu thì ta có thể hiểu là đang nói đến nguyên tắc kết hợp và hoạt động của các chi tiết này trong cùng một chỉnh thể nhất định và nợ thuật ngữ được dùng để chỉ nghĩa vụ phải thực hiện về việc khoản trả, hay đền bù về vật chất, tài sản. Nợ được hình thành khi một người cho vay một lượng tài sản nhất định.

Thông qua đó, ta có thể thấy được rằng cơ cấu nợ là một khoản nợ được bên vay và bên cho vay thỏa thuận phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán nợ của bên vay nợ.

Nói đến cơ cấu nợ ta thường nhắc đến các từ chuyên ngành như: Nợ công, khoanh nợ, xóa nợ, gia hạn nợ, hoán đổi nợ,..

Về cơ bản thì tái cấu trúc tài chính là một quá trình sắp xếp lại hoặc tổ chức lại cấu trúc tài chính, mà chủ yếu là bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Tái cấu trúc tài chính có thể được thực hiện do bị bắt buộc hoặc đó là một phần của chiến lược tài chính của công ty. Việc tái cơ cấu lại tài chính này có thể thực hiện từ bên tài sản hoặc nợ phải trả. Nếu một bên thay đổi thì bên còn lại sẽ theo đổi theo.

Tái cấu trúc nợ được hiểu là một quá trình tổ chức lại toàn bộ vốn nợ của công ty. Nó liên quan đến việc sắp xếp lại các mục của bảng cân đối kế toán vì nó chứa các khoản nợ phải trả của công ty. Tái cấu trúc nợ thường được sử dụng như một công cụ tài chính hơn là tái cấu trúc vốn chủ sở hữu. Đó là do các nhà quản lý tài chính của công ty phải luôn nhìn vào các lựa chọn để giảm thiểu chi phí vốn và nâng cao hiệu quả của công ty.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì tái cơ cấu nợ là quá trình được các công ty sử dụng để tránh rủi ro vỡ nợ đối với khoản nợ hiện có hoặc để tận dụng mức lãi suất thấp hơn. Hiện nay, trên thực tế thì việc tái cơ cấu nợ cũng có thể được thực hiện bởi các cá nhân đang trên bờ vực mất khả năng thanh toán, hoặc bởi các quốc gia đang có xu hướng vỡ nợ quốc gia.

Ví dụ về tái cơ cấu nợ:

Hiện nay, các cá nhân đối mặt với trường hợp mất khả năng thanh toán có thể đàm phán lại các điều khoản với các chủ nợ và cơ quan thuế.

Các quốc gia có thể phải đối mặt với vỡ nợ quốc gia và điều này vẫn đang xảy ra trên thế giới, chẳng hạn như Hi Lạp hay Venezuela. Hiện nay, đôi khi các quốc gia lựa chọn tái cơ cấu nợ với các trái chủ. Hiểu một cách đơn giản đó là sẽ chuyển nợ từ khu vực tư nhân sang các tổ chức khu vực công có thể có khả năng xử lí tốt hơn tác động của một quốc gia bị vỡ nợ. Các trái chủ cũng có thể phải cắt lỗ dự kiến bằng cách đồng ý chấp nhận giảm phần trăm nợ, có thể là 25% toàn bộ giá trị của trái phiếu.

Ngày đáo hạn của trái phiếu cũng có thể được gia hạn, việc gia hạn sẽ giúp chính phủ có thêm thời gian để đảm bảo số tiền cần thiết để trả nợ cho các trái chủ của mình. Tuy nhiên, loại tái cơ cấu nợ này không có nhiều cách nhằm để giám sát quốc tế, ngay cả khi các nỗ lực tái cơ cấu thực hiện xuyên biên giới.

Tái cơ cấu nợ trong tiếng Anh là Debt Restructuring.

2. Đặc điểm và các hình thức tái cơ cấu nợ:

2.1. Đặc điểm của tái cơ cấu nợ:

Một số công ty hay doanh nghiệp sẽ tìm cách cơ cấu lại các khoản nợ khi họ phải đối mặt với phá sản. Có thể doanh nghiệp đó có những khoản nợ được cấu trúc theo kiểu, một số chủ nợ được ưu tiên hơn người khác. Những người chủ nợ cao cấp sẽ được trả trước những chủ nợ cấp thấp hơn nếu như công ty phá sản. Các chủ nợ đôi khi sẵn sàng thay đổi những điều này và các điều khoản khác để tránh phải đối phó với sự phá sản hoặc vỡ nợ tiềm ẩn.

Quá trình tái cơ cấu nợ của các doanh nghiệp thông thường được thực hiện bằng cách giảm lãi suất các khoản vay, hoặc bằng cách kéo dài ngày đáo hạn thanh toán các khoản nợ của công ty, hoặc cả hai. Việc giảm lãi suất các khoản vay hay kéo dài ngày đáo hạn thanh toán các khoản nợ của công ty, sẽ giúp công ty cải thiện khả năng thanh toán. Các chủ nợ hiểu rằng họ có thể nhận được ít hơn nếu như công ty bị buộc phá sản và/hoặc thanh lý.

Tái cấu trúc nợ có thể là một lợi ích cho cả hai bên. Doanh nghiệp tránh được phá sản và những người cho vay thường nhận được nhiều hơn những gì họ sẽ nhận được thông qua thủ tục phá sản.

2.2. Các loại hình Tái cơ cấu nợ:

Tái cơ cấu nợ có thể bao gồm hoán đổi nợ thành vốn cổ phần. Tái cơ cấu nợ sẽ xảy ra khi các chủ nợ đồng ý hủy bỏ một phần hoặc tất cả các khoản nợ tồn đọng của họ để đổi lấy vốn chủ sở hữu trong công ty.

Việc hoán đổi thường là một lựa chọn ưu tiên khi nợ và tài sản trong công ty rất lớn, vì vậy việc buộc công ty phá sản sẽ không lí tưởng. Các chủ nợ sẽ ưa thích kiểm soát một công ty kiệt quệ hơn là để công ty đó phá sản.

Một công ty đang tìm cách tái cơ cấu lại các khoản nợ của mình cũng có thể đàm phán lại với các trái chủ để cắt lỗ dự kiến - đây là một phần của các khoản thanh toán lãi chưa trả sẽ bị xóa, hoặc một phần tiền gốc sẽ không được trả.

Một công ty thường sẽ phát hành trái phiếu có thể mua lại nhằm mục đích chính là để bảo vệ chính mình khỏi tình huống không thể thực hiện thanh toán lãi. Trái phiếu có thể mua lại có thể được công ty sớm mua lại trong thời gian lãi suất giảm. Điều này cho phép công ty dễ dàng tái cơ cấu nợ trong tương lai vì nợ hiện tại có thể được thay thế bằng nợ mới với lãi suất thấp hơn.

3. Lợi ích của việc tái cấu trúc nợ:

Tái cấu trúc nợ sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích cơ bản như sau:

Việc tái cấu trúc nợ sẽ giúp các vấn đề về nợ của các cá nhân hay các tổ chức tồn đọng trong quá khứ sẽ được giải quyết. Đa số tại doanh nghiệp gặp khó khăn về nợ vay thì gần như toàn bộ ngân khoản tạo ra từ hoạt động kinh doanh chỉ để giải quyết chi phí lãi vay, mà không chi trả được nợ gốc. Như vậy, ta nhận thấy, nếu các doanh nghiệp khi cứ tiếp tục hoạt động, mà không tính đến tái cấu trúc nợ thì doanh nghiệp hầu như chỉ đem lại lợi ích cho các chủ nợ. Hơn nữa, dư nợ vay quá nhiều sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ mới (cả nợ vay mới và vốn đầu tư từ các cổ đông) cho mục đích mở rộng hoạt động hoặc thay thế hay cải tạo nhà máy, máy móc, thiết bị. Việc này đã gây ra không ít khó khăn cho vấn đề tồn tại của doanh nghiệp trong trung và dài hạn.

Nếu bởi vì các vấn đề về vay nợ mà doanh nghiệp buộc phải đóng cửa thì sẽ có tác động tiêu cực đến các nhóm lợi ích của doanh nghiệp, đặc biệt là nhân viên (do khó tìm được việc làm mới) và các ngân hàng (thu hồi các khoản cho vay từ việc giải chấp các tài sản của doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn việc thu hồi nợ vay từ từ nếu doanh nghiệp tiếp tục hoạt động).

Đối với việc tiếp nhận vốn tài trợ mới, đặc biệt là từ nguồn vốn nước ngoài hoặc từ các đối tác chiến lược đòi hỏi khả năng xác định và giải quyết các vấn đề về vốn vay của doanh nghiệp. Nếu các vấn đề này được xử lý một cách chủ động bởi các doanh nghiệp thì sẽ tạo ra sự tin cậy từ các nhà đầu tư, và sự tin cậy đó. Không những thế ngược lại nó cũng tác động tích cực đến mối quan hệ của doanh nghiệp với các ngân hàng cho vay.

Tái cấu trúc nợ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tái cấu trúc của các doanh nghiệp trên thực tế. Nếu các doanh nghiệp không thực hiện tái cấu trúc nợ, các doanh nghiệp đang có vấn đề về vay nợ sẽ khó thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp hoặc cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, mặc dù tiềm năng phát triển là có. Từ đó sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh sẽ thất bại hoặc các vị trí lãnh đạo, nhân viên và cổ đông sẽ không sẵn lòng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Ngoài ra các chủ thể quan tâm đến vấn đề tái cấu trúc nợ nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý nợ công 2017.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )