Xử lý khi người khác sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái pháp luật? Công ty giữ thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người lao động?
Giấy chứng minh thư nhân dân và thẻ căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Giấy tờ này được sử dụng trong hầu hết các giao dịch và thủ tục hành chính đối với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp người dân bị giữ chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân, ví dụ bị kẻ xấu cố tình chiếm đoạt, giấu không trả hoặc khi tham gia quan hệ lao động, người sử dụng lao động yêu cầu giao giấy tờ tùy thân để làm tin, đảm bảo nghĩa vụ. Theo quy định pháp luật, những hành vi trên có vi phạm quy định hay không, nếu có bị xử phạt như thế nào? Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đang của mình khi bị người khác giữ thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Xử lý khi người khác sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái pháp luật:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho em hỏi, e phát hiện có người cố tình giấu giấy chứng minh nhân dân của em mà không trả lại. Mặc dù em biết và nhiều lần yêu cầu họ trả nhưng họ vẫn cố tình không trả còn thách thức em. Vậy cho em hỏi người đó có tội không và được xử lý như thế nào, em mong luật sư chuyên gia giúp em. Em xin cảm ơn rất nhiều!
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, các trường hợp tạm giữ chứng minh nhân dân theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP như sau:
– Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân;
– Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
Thứ hai, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng không được phép tạm giữ, cất giấu chứng minh nhân dân của người khác trừ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sau:
Căn cứ Điều 11 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 106/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân như sau:
– Cơ quan Công an nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân có thẩm quyền thu hồi chứng minh nhân dân;
– Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo
– Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan thi hành lệnh tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có thẩm quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn cần đối chiếu các quy định trên về trường hợp bị tạm giữ chứng minh nhân dân và người tạm giữ chứng minh nhân dân của bạn để xem hành vi đó có vi phạm quy định pháp luật hay không. Nếu không thuộc quy định trên thì hành vi này là hành vi không được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, bạn không nói rõ người đang giữ chứng minh thư nhân dân của bạn sử dụng vào việc gì? Tùy vào mục đích sử dụng của người giữ chứng minh thư nhân dân của bạn để xác định trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này.
Hành vi trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tại điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền đối với hành vi chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy
Có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 1999, nếu người đang giữ chứng minh thư của bạn sử dụng vào mục đích lừa dối cơ quan Nhà nước:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Nếu bạn đã yêu cầu người đang giữ chứng minh thư nhân dân trả lại cho bạn nhưng người này vẫn cố tình không trả cho bạn thì bạn có quyền làm đơn tường trình gửi tới Công an cấp xã nơi người đang giữ chứng minh thư nhân dân của bạn cư trú để yêu cầu giải quyết.
2. Công ty giữ thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người lao động?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:
Hiện tại, tôi đã ký hợp đồng lao động tại một công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Công ty đó yêu cầu tôi phải cung cấp CMND bản gốc. Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy không phù hợp với công việc trên nên đã yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định. Tuy nhiên, sau khi nghỉ việc, công ty lại không đồng ý trả CMND bản gốc cho tôi, tôi hỏi lý do họ cũng không trả lời. Hiện tại tôi không biết phải làm như thế nào? Xin được tư vấn.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật lao động 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
–
Luật sư tư vấn:
Hiện nay, nhiều công ty có hành vi giữ thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân bản chính của người lao động. Có rất nhiều lý do được đưa ra để thể hiện mục đích của hành vi này như: để đảm bảo người lao động không nghỉ ngang, bỏ việc; phòng trừ trường hợp người lao động vi phạm nội quy,…
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019, đây là hành vi bị cấm. Cụ thể tại Điều 20 Bộ luật lao động 2019, những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động: Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân là một trong những giấy tờ tùy thân của người lao động. Vì vậy, đối chiếu quy định trên, việc giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động là một hành vi cấm theo quy định của pháp luật lao động.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, điều 4; Khoản 2, Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động.
Như vậy, ngoài bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 25.000.000, người sử dụng lao động còn bị buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.
Để lấy lại thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân bản gốc của mình, bạn cần sử dụng các biện pháp sau:
– Bạn cần đến trực tiếp yêu cầu công ty trả lại giấy tờ tùy thân gốc mà công ty đã giữ cho mình.
– Trong trường hợp đã yêu cầu hợp tác trả lại nhưng công ty vẫn không trả, bạn cần nhờ đến sự can thiệp của Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở và tố cáo để xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền sẽ buộc công ty đó trả lại hồ sơ gốc cho bạn. Cụ thể bạn cần làm đơn tố cáo và nếu xác minh có vi phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt công ty theo quy định, đồng thời yêu cầu trả lại bằng gốc cho người lao động.