Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường. Vậy xử lý khi viên chức nghỉ hưu không đủ khả năng bồi thường quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp xử lý trách nhiệm bồi thường đối với viên chức:
Điều 24
– Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường theo quy định tại Nghị định này.
– Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây ra thiệt hại cho người khác thì đơn vị sự nghiệp công lập sẽ phải bồi thường thiệt hại do viên chức thuộc quyền quản lý gây ra theo đúng quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Viên chức mà có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện bồi thường phải có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP.
Như vậy, những trường hợp mà viên chức phải thực hiện việc bồi thường bao gồm những trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây ra hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập
– Trường hợp 2: Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đã được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện việc bồi thường thì phải hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định.
2. Cách xử lý khi viên chức nghỉ hưu mà không đủ khả năng bồi thường:
Điều 25 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả, Điều này quy định khi xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế đã gây ra để quyết định về mức và phương thức bồi thường thiệt hại, hoàn trả cho đơn vị, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai.
– Viên chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo như quyết định của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc là cấp có thẩm quyền. Nếu viên chức không đủ khả năng để bồi thường một lần thì sẽ bị trừ 20% tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
– Trường hợp viên chức gây thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu hay là thôi việc thì phải hoàn thành việc bồi thường, hoàn trả trước khi mà thuyên chuyển, nghỉ hưu hay thôi việc; nếu như không đủ khả năng bồi thường, hoàn trả thì đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc là chính quyền địa phương nơi viên chức cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi mà thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
– Nếu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức gây ra thiệt hại đã bị giải thể, sáp nhập thì cơ quan, tổ chức, đơn vị kế thừa đơn vị đã bị giải thể, sáp nhập có trách nhiệm tiếp tục thu số tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
– Trường hợp viên chức gây ra thiệt hại bị phạt tù mà không được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án phải có trách nhiệm thu tiền bồi thường, hoàn trả theo quyết định của bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.
– Trường hợp có từ 02 viên chức trở lên cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra thiệt hại đến tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc gây ra thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì những viên chức đó đều phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường, hoàn trả trên cơ sở mức độ thiệt hại các tài sản thực tế và mức độ lỗi của mỗi người.
– Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của viên chức thì viên chức sẽ phải bồi thường, hoàn trả toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu như tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của viên chức thì sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định mức và phương thức bồi thường, hoàn trả.
– Trường hợp viên chức ngay sau khi gây ra thiệt hại mà có đơn xin tự nguyện bồi thường, hoàn trả thiệt hại và đã được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản về mức, về phương thức và thời hạn bồi thường, hoàn trả thì sẽ không phải thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường hoặc Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả.
– Trường hợp thiệt hại xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì viên chức có liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường, hoàn trả.
Theo đó, một trong các nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức đó chính là trường hợp viên chức gây thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu hay là thôi việc thì phải hoàn thành việc bồi thường, hoàn trả trước khi mà thuyên chuyển, nghỉ hưu hay thôi việc; nếu như không đủ khả năng bồi thường, hoàn trả thì đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc chính quyền địa phương nơi mà viên chức cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Như vậy, cách xử lý khi viên chức nghỉ hưu không đủ khả năng bồi thường như sau:
– Nếu viên chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì sẽ bị trừ 20% tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
– Nếu viên chức gây thiệt hại nghỉ hưu thì tùy từng trường hợp mà sẽ xử lý khác nhau, cụ thể như sau:
+ Trường hợp 1: viên chức nghỉ hưu phải hoàn thành việc bồi thường, hoàn trả trước khi nghỉ hưu, nếu không đủ khả năng để bồi thường, hoàn trả thì đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức nghỉ hưu có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc chính quyền địa phương nơi viên chức nghỉ hưu cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
+ Trường hợp 2: Nếu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức gây ra thiệt hại đã bị giải thể, sáp nhập thì cơ quan, tổ chức, đơn vị kế thừa đơn vị đã bị giải thể, sáp nhập có trách nhiệm tiếp tục thu số tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
3. Cách xác định giá trị tài sản bị thiệt hại đối với viên chức:
– Khi phát hiện viên chức có hành vi làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc là đã có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức sẽ phải tổ chức xác minh, sơ bộ đánh giá thiệt hại và lập biên bản về các nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với viên chức.
– Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định dựa trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị trường ngay tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại), trừ đi phần giá trị còn lại của tài sản (nếu có) tại thời điểm xảy ra hư hỏng, mất mát, thiệt hại.
– Đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức yêu cầu viên chức gây ra các thiệt hại viết bản tường trình về vụ việc, đề xuất hướng giải quyết; đồng thời phải chuẩn bị thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.