Xử lý khi không chấp hành quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị. Nhận được quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị nhưng không lên tập trung đào tạo.
Xử lý khi không chấp hành quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị. Nhận được quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị nhưng không lên tập trung đào tạo.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có nhận được quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị. Nhưng tôi không lên tập trung đào tạo. và đã kết thúc khóa học này rồi. Vậy tôi có phải chịu hình thức xử lý nào không? Bây giờ tôi muốn thực hiện quyết định này đi đào tạo liệu có được không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 95/2014/TT-BQP.
– Nghị định 120/2013/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số 26/2002/NĐ-CP về sĩ quan dự bị quân đội nhân dân Việt Nam, đối tượng thuộc diện đào tạo sĩ quan dự bị gồm:
a) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1;
b) Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên.
Việc đào tạo sĩ quan dự bị được thực hiện tại các trường trong quân đội. Thời gian đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng đến 6 tháng. Căn cứ vào đối tượng, yêu cầu đào tạo đối với từng loại sĩ quan dự bị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về thời gian, nội dung, chương trình đào tạo.
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 26/2002/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị:
1. Những người được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị có trách nhiệm thực hiện các quy đinh về tuyển chọn và chấp hành lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị.
Theo bạn trình bày, bạn nhận được quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị. Theo các quy định pháp luật trên, bạn có trách nhiệm thực hiện quyết định này. Do đó, việc bạn không thực hiện khóa tập trung đào tạo theo quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị đã vi phạm quy định pháp luật.
Tại khoản 1 và điểm a khoản 5 Điều 11
Điều 11. Vi phạm quy định về đào tạo sĩ quan dự bị
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi trong giấy gọi kiểm tra sức khỏe để tuyển chọn hoặc quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị mà không có lý do chính đáng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấp hành giấy gọi kiểm tra sức khỏe để tuyển chọn hoặc buộc chấp hành quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực hành chính tổng đài: 1900.6568
Trong đó, lý do chính đáng quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được hưỡng dẫn tại Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP là một trong những lý do sau:
a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.
Như vậy, nếu bạn không thực hiện quyết định đào tạo sĩ quan dự bị mà không có một trong những lý do chính đáng trên, bạn sẽ bị xử phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng và buộc thực hiện quyết định đào tạo sĩ quan dự bị. Vì khóa học đã kết thúc nên bạn có thể chờ đợt sau để tham gia khóa học mới. Ngoài ra, nếu cơ quan, đơn vị bạn công tác có quy định xử lý kỷ luật bạn còn có thể bị xử lý kỷ luật.