Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG,
CƠ YẾU
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Căn cứ Luật quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự năm 1990, 1994 và 2005;
Căn cứ
Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật cơ yếu ngày 26 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996;
Căn cứ Pháp lệnh động viên công nghiệp ngày 25 tháng 02 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng ngày 26 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ngày 19 tháng 5 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng bao gồm:
a) Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự;
b) Vi phạm quy định về lực lượng dự bị động viên;
c) Vi phạm quy định về động viên công nghiệp;
d) Vi phạm quy định về hoạt động công nghiệp quốc phòng;
đ) Vi phạm quy định về dân quân tự vệ;
e) Vi phạm quy định về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; lấn chiếm đất quốc phòng, đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý;
g) Vi phạm quy định về sử dụng giấy phép lái xe quân sự, biển số mô tô, biển số ô tô, biển số phương tiện vận tải quân sự;
h) Vi phạm quy định về sử dụng, mua, bán, sản xuất quân trang và biển công tác, cờ hiệu.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu bao gồm:
a) Vi phạm quy định về sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước;
b) Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước khi truyền thông tin mật bằng phương tiện thông tin, viễn thông hoặc lưu giữ thông tin mật bằng thiết bị điện tử, tin học mà không mã hóa bằng mật mã của cơ yếu;
c) Vi phạm quy định về thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã và quy định về sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.
4. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai; y tế; bảo hiểm xã hội; giao thông; xây dựng; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các lĩnh vực khác được xử phạt theo quy định tại các Nghị định đó.
Điều 2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là 01 năm. Riêng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý đất quốc phòng, đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý; công trình quốc phòng và khu quân sự là 02 năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 3. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được quy định như sau:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quốc phòng đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực cơ yếu đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Chương II và Mục 1 Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh tại Mục 9 Chương II, Mục 2 Chương III Nghị định này là thẩm quyền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Chương 2.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;
c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;
d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 5. Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy
b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có chuyên môn kỹ thuật cần cho Quân đội từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bố trí, tạo điều kiện cho công dân thực hiện chế độ đăng ký, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.