Xử lý hành vi tàng trữ dùi cui trong cốp xe. Mức xử phạt đối với hành vi này. Quy định pháp luật về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ.
Xử lý hành vi tàng trữ dùi cui trong cốp xe. Mức xử phạt đối với hành vi này. Quy định pháp luật về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Em cho 1 người bạn mượn xe, trong cốp xe em để 2 cây dùi cui (công cụ hỗ trợ) em quên lấy ra. Bạn em đi đá gà bị công an bắt người với xe, vậy em có phải chiu trách nhiệm. Mức phạt là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn cho người bạn của bạn mượn xe, trong cốp có để hai cây dùi cui nhưng không nói rõ mục đích mang theo dùi cui để làm gì?
Dùi cui là một công cụ hỗ trợ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh số
Điều 19 Nghị định 25/2012/NĐ-CP quy định đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:
+ Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ.
+ Công an nhân dân.
+ An ninh hàng không.
+ Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của hải quan, đơn vị hải quan cửa khẩu, Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.
+ Ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
+ Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn.
+ Câu lạc bộ, Trường, Trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động.
+ Cơ quan thi hành án dân sự.
+ Thanh tra chuyên ngành Thủy sản, lực lượng kiểm ngư.
+ Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
+ Các đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nếu bạn không thuộc một trong các đối tượng trên thì bạn sẽ không được sử dụng công cụ hỗ trợ.
Việc bạn sử dụng công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm đ) Khoản 3 Điều 10
"3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;"
>>> Luật sư tư vấn xử lý hành vi tàng trữ dùi cui trong cốp xe: 1900.6568
Ngoài ra, có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 233 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
"Điều 233. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."