Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Gây rối trật tự công cộng là gì? Khi nào thì bị khởi tố hình sự?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    16/10/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Gây rối trật tự công cộng là gì? Gây rối trật tự công cộng tiếng Anh là gì? Khi nào thì bị khởi tố hình sự?

      Trật tự công cộng thể hiện trạng thái ổn định trong hoạt động của chủ thể quản lý. Mang đến các tiếp cận quyền, lợi ích tham gia vào địa điểm công cộng của người dân. Và hành vi gây rối trật tự công cộng là đang xâm phạm đến các quyền, lợi ích cơ bản ấy. Cũng như đe dọa đến ý nghĩa của tính tổ chức, kỷ luật đang được xây dựng và thực hiện. Việc gây rối có thể thực hiện với mức độ nguy hiểm, gây ra hậu quả khác nhau. Tạo cơ sở để xác định cách thức xử lý phù hợp. Trong các trường hợp nhất định, hành vi này có thể bị khởi tố hình sự.

      Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

      Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Gây rối trật tự công cộng là gì?
      • 2 2. Gây rối trật tự công cộng tiếng Anh là gì?
      • 3 3. Khi nào thì bị khởi tố hình sự?
        • 3.1 3.1. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
        • 3.2 3.2. Yếu tố cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng?

      1. Gây rối trật tự công cộng là gì?

      Khái niệm:

      “Gây rối trật tự công cộng” là hành vi được thực hiện có chủ đích của các đối tượng. Cố ý với các hoạt động, tác động làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Mang đến các mất trật tự theo chủ đích của đối tượng đó. Thường mang đến lợi ích không chính đáng cho chính họ hoặc chủ thể khác trong ràng buộc lợi nhuận.

      Với các hoạt động cũng như quy định trong sử dụng nơi công cộng được các cơ quan khác bảo đảm. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Làm khuấy động với các ổn định và bảo đảm trật tự đang được thực hiện. Và thường được thực hiện bởi một hay một nhóm người. Các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác sử dụng nơi công cộng bị xâm phạm.

      Trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng với phạm vi tương ứng cách thức tiếp cận. Và nghiêm trọng hơn có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội. Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ. Các quy định pháp luật không được bảo vệ và tôn trọng. Bị xâm phạm làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của nhà nước.

      Hành vi gây rối trật tự công cộng:

      Là các hành vi có chủ đích nhằm gây rối, mất an ninh, trật tự chung đang được thiết lập và thực hiện. Xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc các lợi ích hợp pháp khác. Hoặc xâm phạm đến sở hữu, các giá trị lợi ích chung bị lôi kéo cho nhóm lợi ích riêng lẻ.

      Diễn ra tại nơi công cộng, trong quản lý chung của nhà nước.

      Nơi công cộng được xác định là:

      Trong đó, nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người. Với các hoạt động được tổ chức sử dụng tự do trong khuôn khổ giữ gìn, tôn trọng trật tự chung và mọi người xung quanh. Được hiểu là:

      – Những địa điểm “kín” như rạp hát, rạp chiếu bóng…. Phục vụ cho các nhu cầu có trả phí, có đơn vị tổ chức quản lý cụ thể.

      – Hoặc địa điểm “mở” như sân vận động, công viên, đường phố,… Nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện tập thể.

      Mà ở đó các hoạt động chung của xã hội được tổ chức. Được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên. Nhưng xác định là nơi công cộng có mục đích sử dụng chung. Không phân biệt về đối tượng, tuổi tác, giới tính,… trong các quyền lợi tiếp cận.

      2. Gây rối trật tự công cộng tiếng Anh là gì?

      Gây rối trật tự công cộng tiếng Anh là Disturbing public order.

      3. Khi nào thì bị khởi tố hình sự?

      3.1. Truy cứu trách nhiệm hình sự:

      Được hiểu với các mức độ nghiêm trọng của hành vi. Và cần thiết có các biện pháp giáo dục, cưỡng chế. Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về Tội gây rối trật tự công cộng. Theo đó các hành vi và tính chất xác định với đồng thời các đặc điểm:

      – Người nào thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng.

      – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội/ Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này/ Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

      Khi đó, đối tượng thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, với các tác động ảnh hưởng đến trật tự công cộng được bảo đảm. Khi đã được cơ quan nhà nước giáo dục, cưỡng chế với hành vi này trước đó. Và thực hiện tiếp tục các hành vi này chứng tỏ đối tượng chưa nhận thức được sai phạm của mình. Cần có biện pháp nghiêm khắc hơn, tước đi một số quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Với hình phạt được áp dụng có thể là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.

      Các quy định pháp luật hình sự:

      Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội gây rối trật tự công cộng như sau:

      “1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

      c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

      d) Xúi giục người khác gây rối;

      đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

      e) Tái phạm nguy hiểm.”

      Như vậy:

      Tội gây rối trật tự công cộng xác định với tội phạm được thực hiện. Bảo đảm các dấu hiệu cấu thành mặt khách quan và chủ quan. Là hành vi cố ý phá vỡ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Được xây dựng và bảo đảm trong quản lý của nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm.

      Trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng. Phá vỡ nếp sống văn minh, các nguyên tắc tuân thủ chung trong quyền và nghĩa vụ của công dân. Cũng có thể thực hiện với các đe dọa, gây nguy hiểm.

      Ở đây, các mức độ nguy hiểm xác định với các hình phạt tăng dần. Mang đến ràng buộc nhận thức và sửa đổi đối với các đối tượng trong quá trình chấp hành hình phạt.

      3.2. Yếu tố cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng?

      Các yếu tố cấu thành tội phạm gây rối trật tự công cộng gồm 4 yếu tố cơ bản:

      – Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

      + Về hành vi.

      Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Được xác định tác động đến các quy định chung, các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ. Phá vỡ các ổn định được xây dựng và thực hiện đối với các địa điểm công cộng đó. Và thường đã được phản ánh bằng quy định, nội quy hay điều luật cụ thể.

      Đây là hành vi của những người có thái độ coi thường trật tự công cộng. Phản ánh thông qua hành vi cụ thể để tác động lên các chủ thể, các đối tượng. Cụ thể như:

      – Có lời nói thô tục, thiếu chuẩn mực. Nhằm xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng;

      – Có hành vi thô bạo, ảnh hưởng quyền lợi trong sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng. Đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em;

      – Có hành vi dùng vũ lực tác động lên các sự vật, hiện tượng. Để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng. Như đập phá tượng đài, làm hư các biểu tượng, tranh cổ động, xe ô tô,… Trong khi các tài sản đó mang đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ.

      + Tính chất, mức độ của hành vi:

      Thể hiện với một trong ba tính chất đánh giá về mức độ như sau:

      – Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng. Các hậu quả được thể hiện với hướng dẫn đánh giá các tiêu chí cụ thể.

      – Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này. Đã có các hành vi tương tự với mức độ nghiêm trọng thấp hơn. Các xử phạt hành chính chưa làm tác động, thay đổi nhận thức của đối tượng. Cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế cao hơn trong cải tạo đối tượng. Trong đó, các xử lý hình sự được thực hiện.

      – Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới. Thời gian phạm tội và chấp hành hình phạt chưa lâu. Đối tượng vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi tương tự trong gây rối trật tự công công. Thì đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

      – Các hậu quả được xác định:

      + Xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng.

      Các hậu quả nghiêm trọng hơn có thể gây ra. Không đơn giản là gây rối và làm mất an ninh, an toàn nói chung. Như:

      + Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

      + Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

      + Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;

      + Làm chết người…

      Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất đến an ninh, trật tự, quy định được thực hiện của các cơ quan quản lý.

      – Khách thể: Hành vi nêu trên trước tiên có thể xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng. Với tính chất quy định, hiệu quả sử dụng nơi công cộng của con người. Đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Là các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Hoặc chính các tài sản trong phạm vi quản lý của nhà nước.

      – Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Tính chất chủ quan xác định với các chủ đích, tính toán tiếp cận mục tiêu. Đồng thời có các tác động trong hành vi thực hiện. Và dấu hiệu lỗi giúp xác định, quy trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội.

      – Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Và phải chịu các trách nhiệm trong mức độ, hậu quả của hành vi gây ra.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Công cộng

        Gây rối trật tự công cộng

        Trật tự công cộng


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Mẫu đơn tố cáo gây rối an ninh trật tự công cộng mới nhất

        Gây rối trật tự công cộng là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Khi phát hiện hành vi vi phạm này thì người phát hiện hành vi có quyền tố cáo hành vi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Dưới đây là Mẫu đơn tố cáo gây rối an ninh trật tự công cộng mới nhất.

        ảnh chủ đề

        Xử phạt khi tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự

        Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây ra mất trật tự là một trong những hành vi vi phạm pháp luật quá đỗi phổ biến trong đời sống. Vậy xử phạt khi tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Nơi công cộng là gì? Ý nghĩa quy định về các nơi công cộng?

        Nơi công cộng là gì? Nơi công cộng tiếng Anh là gì? Ý nghĩa quy định về các nơi công cộng? Ứng xử văn hóa nơi công cộng?

        ảnh chủ đề

        Gây rối trật tự công cộng là gì? Quy định về tội gây rối trật tự công cộng?

        Gây rối trật tự công cộng là gì? Mức phạt hành chính đối với hành vi gây rối trật tự công cộng? Trách nhiệm hình sự đối với tội gây rối trật tự công cộng? Một số quy định đối với hành vi vi phạm đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội?

        ảnh chủ đề

        Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

        Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là gì? Sự cần thiết phải quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng? Quy định về thu hồi đất trong trường hợp này?

        ảnh chủ đề

        Đất sử dụng vào mục đích công cộng theo Luật đất đai

        Khái niệm đất sử dụng vào mục đích công cộng? Quy định về đất sử dụng vào mục đích công cộng? Đất sử dụng vào mục đích công cộng có phải chịu thuế hay không?

        ảnh chủ đề

        Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

        Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là gì? Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để làm gì? Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng? Hướng dẫn lập Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng? Một số quy định pháp luật liên quan đến điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng?

        ảnh chủ đề

        Mẫu đơn đề nghị gia hạn GCN cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

        Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là gì? Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng? Một số quy định về gia hạn giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng?

        ảnh chủ đề

        cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng mới nhất

        Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định liên quan đến cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|707873| parent_id|17528|term_id|35108